Từ ngày 20/4 giá than bán cho sản xuất điện trong nước tăng bằng 100% giá thành sản xuất than năm 2011, tương đương 84% giá thành sản xuất than năm 2013.
Theo ông Nguyễn Văn Biên, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Than Khoáng sản (Vinacomin), giá than bán cho điện luôn thấp hơn nhiều so giá thành. Cụ thể trong quý I/2013 giá than bán cho điện chỉ bằng 71-73% giá thành năm 2011 đã kiểm toán và bằng 63-66% giá thành năm 2013.Với giá bán như vậy, ngành than phải chịu lỗ nặng. Tính riêng trong quý I, tổng giá trị than bán cho ngành điện thấp hơn giá thành năm 2013 khoảng 1.500 tỷ đồng, trong khi đó, điện tiêu thụ tới 50% sản lượng than bán ra trong nước (4 triệu tấn) nên ngành than gặp khó khăn lớn khi phải bù lỗ cho điện.
Trong khi đó giá than xuất khẩu thời gian qua cũng giảm mạnh nên lợi nhuận từ xuất khẩu than không còn nhiều, không thể bù lỗ cho điện mãi được. Chính vì lợi nhuận thấp nên thu nhập của người lao động đã bị giảm 10% từ 2012 đến nay vẫn không được cải thiện, nếu để kéo dài sẽ tăng thêm khó khăn.
Với than tăng giá bán cho điện thêm khoảng 2.000 tỷ đồng nữa thì EVN lại càng có lý do để tăng giá điện (ảnh dienbientv) |
Trước tình hình đó Vinacomin đã đề nghị được tăng giá than bán cho điện và được chấp nhận. Với giá bán than cho điện tăng lên bằng 100% giá năm 2011 thì Vinacomin vẫn còn phải bù lỗ, nhưng con số này giảm đi rất nhiều. Ước tính, với giá bán mới thì trong năm 2013, Vinacomin sẽ thu thêm khoảng 2.000 tỷ đồng từ bán cho điện, ông Biên cho biết.
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), than chiếm khoảng 70% giá thành nhiệt điện than. Hiện tại nguồn huy động nhiệt điện than xấp xỉ hơn 100 triệu kWh/ngày. Tỷ lệ nhiệt điện than chiếm khoảng 1/4-1/3 tổng cơ cấu nguồn điện phát, nên nếu giá than tăng lên sẽ tác động đến giá điện.Sau khi tăng giá hai lần vào giữa và cuối năm 2012, giá điện được cho là sẽ tiếp tục tăng từ 11-13% trong năm 2013. Lý do đưa ra là mùa khô năm nay, các thủy điện lớn ở miền Trung không có trận lũ nào, khiến điện bị thiếu, phải phát 1,5 tỷ kWh bằng dầu FO - điều này làm cho chi phí dầu dự kiến tăng thêm 7.000-10.000 tỷ đồng. Năm 2013 EVN sẽ dành khoảng 30.289 tỷ đồng để trả nợ gốc và lãi vay. Bản thân EVN chủ yếu đi mua điện và bán lại, nếu bán giá thấp, sẽ tiếp tục ép các nhà máy bán giá thấp thì họ cũng không đầu tư thêm nữa và nguy cơ thiếu điện sẽ xảy ra.
Với than tăng giá bán cho điện thêm khoảng 2.000 tỷ đồng nữa thì EVN lại càng có lý do để tăng giá điện. Và sau giá xăng, nếu giá điện tăng thì một chu kỳ tăng giá mới sẽ lại khởi động.Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số CPI tháng 4/2013 tăng 0,02%. Có thể nói đây là thời điểm lý tưởng để tăng giá than bán cho điện. CPI tăng thấp, giá điện có tăng cũng khó ảnh hưởng đến lạm phát. Tuy nhiên, mọi khó khăn lại dồn hết lên các DN vốn đang kiệt sức và “chết” hàng loạt.
Ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép, cho biết, ngày 28/3 vừa qua giá dầu Mazut (FO) đã tăng giá 807 đồng/kg và vẫn giữ nguyên đến nay, không giảm. Để sản xuất ra một tấn thép, DN mất khoảng 40 kg dầu FO. Với mức tăng 807 đồng/kg dầu, chi phí đội lên khoảng 30.000 đồng/tấn. Mỗi năm ngành thép sản xuất khoảng 5,5 triệu tấn. Với mức tăng thêm 30.000 đồng/ tấn, ngành thép sẽ bị tăng chi phí sản xuất lên tới 165 tỷ đồng. Một con số quá lớn trong bối cảnh đầu ra đang khó khăn như hiện nay.Nay nếu giá điện lại tăng thì rất DN khó khăn. Hiện giá điện chiếm khoảng 6% cơ cấu giá thành phôi thép, còn các thép thành phẩm khác chiếm gần 1%. Trung bình 1 tấn thép cần khoảng 600 kWh điện, bởi vậy, khi giá điện tăng bao nhiêu thì giá thành thép sẽ tăng bấy nhiêu, chỉ cần giá điện tăng thêm 2% cũng đã chết rồi chứ đừng nói cao hơn, ông Cường cho biết.
Trong khi đó, do thị trường bất động sản đóng băng, thép đang tồn kho lớn. Đầu vào tăng nhưng đầu ra không thể tăng và ngành thép chỉ hoạt động khoảng 50% công suất thì khó khăn thêm chồng chất. Từ đầu năm đến nay đã có 4-5 DN thép phải ngừng hoạt động sắp tới điện cũng tăng giá thì chắc số DN thép đóng cửa còn tăng.Hiệp hội Xi măng Việt Nam cũng cho biết, điện cho sản xuất xi măng có giá bình quân 2.300 đồng/kWh, một tấn xi măng dùng khoảng 100 kWh điện nên tính ra hết khoảng 230.000 đồng/tấn. Nếu điện tăng thêm 5% thì một tấn xi măng thêm chi phí khoảng 13.000-15.000 đồng/tấn. Do vậy, việc tăng giá điện sẽ gây thêm áp lực lên các DN xi măng bởi nhu cầu xi măng lại đang giảm, vì vậy chi phí sản xuất tăng nhưng DN không thể tăng giá bán xi măng được.
Một DN sản xuất giấy tại TP.HCM than thở, mỗi tháng chi phí tiền điện của họ khoảng 5 tỷ đồng. Năm 2012 điện tăng giá 10% thì sang năm 2013, mỗi tháng chi phí tiền điện của công ty tăng thêm 500 triệu đồng. Rồi 2013 giá điện lại tiếp tục tăng trên 10% thì họ lại cũng phải trả thêm mỗi tháng trên 500 triệu đồng nữa, trong khi thị trường khó khăn, hàng tồn kho lớn đầu ra không có. Giá điện tăng kéo hàng loạt chi phí khác lên theo nên chúng tôi sẽ phải ngậm đăng nuốt cay xác định tự bù lỗ trong thời gian tới để cầm cự qua ngày, giám đốc DN này nói.Nhiều DN cho biết, sau giai đoạn nghỉ Tết âm lịch vừa qua, động lực trở lại hoạt động đã trùng hẳn, bởi những nỗ lực bứt phá không thành. Vậy mà khó khăn chưa qua lại phải đối mặt với hàng loạt mặt hàng đầu vào tăng giá sẽ khiến cho họ không thể trụ vững nổi.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã