Thao sinh ra trong một gia đình đông anh em, năm 1986, anh lên đường nhập ngũ và công tác tại Tổng kho 763 Cục Vũ khí (Bộ Quốc phòng). Năm 1990, xuất ngũ trở về quê hương. Ngày về, nhìn cuộc sống với bộn bề khó khăn, công ăn việc làm không có, Thao đau đáu suy nghĩ: Làm thế nào để thoát cảnh nghèo khó trên chính thửa ruộng, mảnh vườn của gia đình. Đọc báo, xem ti vi, thấy nhiều người vươn lên thoát nghèo từ những mô hình nuôi cá, nhím, ba ba… nên đến năm 2000, Thao mạnh dạn cải tạo 1.000m2 đất của gia đình để nuôi ba ba thương phẩm. Tuy nhiên, do chưa có kinh nghiệm nên kế hoạch thất bại, mất vốn cuộc sống gia đình càng khó khăn hơn. Không lùi bước, Thao chuyển sang nuôi cá kết hợp với ngan, gà, vịt. Nhưng có lẽ ông trời muốn đùa giỡn với anh, khi thành quả lao động không biết mệt mỏi của gia đình chưa kịp thu hoạch thì dịch bệnh, rồi lũ lụt tràn về cuốn đi tất cả. Anh Thao trầm tư nói: "Sau khi mất hết cá, gia cầm, kinh tế gia đình cạn kiệt, tôi cảm thấy vô cùng chán nản, không muốn làm gì nữa. Nhưng nghĩ thời gian trong quân ngũ, không nhiệm vụ nào mình không hoàn thành, chẳng lẽ khi về quê hương lại phải đầu hàng với chính mình, thế là tôi lại tiếp tục tìm hiểu và quyết định xây dựng mô hình nuôi chim trĩ đỏ". Đầu năm 2009, Thao lặn lội ra Hà Nam mua 2 cặp giống chim trĩ đỏ về nuôi thử. Thấy chim trĩ sinh sản thuận lợi, anh nhân giống và phát triển thành đàn, đến nay, trang trại của gia đình có trên 200 cặp chim trĩ bố mẹ đã qua chọn lọc và hơn 400 chim trĩ thương phẩm. Ngoài ra, anh còn thí điểm nuôi chim công, hiện có 50 đôi. Thao chia sẻ: "Việc nuôi chim trĩ đỏ và nuôi gà không khác nhau là mấy về chuồng trại, thức ăn, trong khi tỷ lệ nuôi sống thành công của chim trĩ cao hơn gà rất nhiều vì chim trĩ có sức đề kháng tốt hơn, ít bị dịch bệnh, lại thích nghi với điều kiện nuôi nhốt, ăn ít nên tiết kiệm chi phí hơn. Mỗi lứa, chim trĩ mẹ đẻ 80 - 100 quả trứng; chim trĩ con chỉ nuôi 6 tháng là có thể đẻ trứng hoặc xuất chuồng". Thao còn "nói nhỏ": nuôi 10 con chim trĩ đỏ, nếu mất 7 con, còn 3 con vẫn không bị lỗ. Vì vậy, những trang trại, cá nhân có kinh nghiệm nuôi gà thì dễ tiếp cận và thành công với nuôi chim trĩ. Hiện, gia đình Thao là nơi cung cấp chim trĩ thương phẩm chính cho các nhà hàng lớn trên địa bàn tỉnh như: Dạ Lan, Hoàng Nhị Lan, Hoàng Lan… với giá 400.000 - 500.000 đồng/kg. Ngoài ra, anh còn cung cấp trứng và con giống cho các hộ nuôi ở địa phương và vùng lân cận. Bình quân mỗi năm, đàn chim trĩ mang về cho gia đình anh 300 - 400 triệu đồng lợi nhuận. Nhờ nuôi chim trĩ mà kinh tế của gia đình ngày một khá giả, có điều kiện mua sắm đầy đủ tiện nghi và nuôi hai con học đại học. Thanh Tuấn |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã