Học tập đạo đức HCM

Thận trọng khi thương mại hóa cây trồng biến đổi gen: Xu thế tất yếu?

Thứ ba - 20/11/2012 19:49
Hiện, Bộ Nông nghiệp và PTNT đang cân nhắc đưa 3 loại cây biến đổi gen (BĐG) vào trồng trên diện rộng là ngô, bông và đậu tương. Đây là 3 loại sản phẩm Việt Nam phải nhập khẩu với số lượng lớn, khoảng hơn 1 triệu tấn ngô, 2 - 3 triệu tấn đậu tương và khoảng 80-90% nhu cầu sử dụng bông.

Nhiều giống ngô biến đổi gen đang được trồng khảo nghiệm tại VN.

Bài 1: Những thành công bước đầu

Thế giới ứng dụng rộng rãi

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, cây trồng BĐG đã được các nước phát triển như Hoa Kỳ và một số nước châu Âu nghiên cứu, ứng dụng từ cuối những năm 1980 và được thương mại hóa vào giữa các năm 1990. Đến nay, đã có gần 30 quốc gia (phần lớn ở khu vực Bắc Mỹ, Tây Âu) triển khai sản xuất cây trồng BĐG. Cuối năm 2010, diện tích cây trồng BĐG trên thế giới đã lên gần 150 triệu hecta, trong đó 3 loại cây trồng BĐG chiếm diện tích lớn nhất là đậu tương (73,3 triệu hecta), ngô (46,8 triệu hecta), bông vải (21 triệu hecta), sau đó là cải dầu, khoai tây... Lợi nhuận kinh tế ròng trên toàn cầu của công nghệ sinh học thời điểm này ước đạt trên 10 tỷ USD, chủ yếu nhờ sản lượng tăng, chi phí sản xuất giảm.

Ở châu Á, đến năm 2011 đã có 4 nước trồng cây BĐG là Ấn Độ (9,4 triệu hecta), Trung Quốc (3,5 triệu hecta), Philippines, Myanmar, trong đó, cây ngô là cây trồng chuyển gen đầu tiên được Chính phủ Philippines chính thức cho phép thương mại hóa vào năm 2002, và trong vòng 9 năm, diện tích trồng ngô BĐG của nước này đã tăng từ 10.769ha (2003) lên 679.908ha vào năm 2011. Sở dĩ diện tích cây trồng BĐG tăng mạnh tại đây vì người dân đã dần làm quen, hiểu được những lợi ích mà loại cây trồng này mang lại, từ đó chủ động ứng dụng.

"Hơn nữa, trong mấy năm qua, Chính phủ Philippines đã tiếp tục phát triển những cây trồng ứng dụng công nghệ sinh học khác như lúa Tungro kháng bệnh bạc lá; giống chuối chống bệnh chùn ngọn, bệnh virus; cà chua kháng virus; khoai tây và khoai sọ năng suất, chất lượng cao; giống lúa vàng có hàm lượng beta-caroten cao; bông và cà tím chuyển gen kháng sâu Bt…", PSG. TS Nguyễn Văn Tuất, Phó giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam cho biết.

Ngoài các nước trồng và sử dụng giống cây trồng BĐG, còn có 30 quốc gia khác cho phép sử dụng, nhập khẩu sản phẩm của cây trồng BĐG làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi. Cũng theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, đối với thực phẩm BĐG, trên thị trường thế giới có 2 hướng xử lý khác nhau: hướng buộc phải dán nhãn khi hàm lượng thành phần BĐG trên ngưỡng nhất định như Astralia trên 1%; Nhật Bản trên 5%; Indonesia trên 5%; Hàn Quốc trên 3%; các nước EU trên 0,9%... Tại Việt Nam, nước ta có quy định dán nhãn nhưng chưa xác định cụ thể ngưỡng (điều 44 - Luật An toàn thực phẩm). Còn hướng chấp thuận không phải dán nhãn gồm Hoa Kỳ, Canada, Philippines, Nam Phi, Achentina.

Thách thức của Việt Nam

Thực tế cho thấy, việc đưa vào sản xuất trên diện rộng, hay thương mại hóa cây trồng BĐG ở Việt Nam không hề dễ dàng. Theo GS. TS Bùi Chí Bửu, Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, trong quá trình ứng dụng công nghệ sinh học, nhất là ứng dụng cây trồng BĐG, Việt Nam đang đối diện với thách thức lớn về dư luận xã hội. Ngoài ra, Việt Nam cũng mới chỉ nói đến việc dùng cây trồng BĐG cho gia súc, còn nghiên cứu về dùng cây BĐG đối với con người, như lúa chịu hạn, chịu mặn, bổ sung thêm dinh dưỡng… dù đã nghiên cứu nhưng mới chỉ dừng lại ở thí nghiệm nên chưa có sức thuyết phục đối với các nhà khoa học cũng như cộng đồng xã hội.

GS.TS Bửu cho biết, cũng có ý kiến cho rằng, chúng ta ăn sản phẩm từ cây BĐG nghĩa là ăn gen biến đổi, sẽ có nguy cơ gây tác hại đến sức khỏe, làm nhờn kháng sinh…, tuy nhiên, khoa học đã cho biết là khi trồng cây BĐG, con người chỉ sử dụng protein chứ không phải là "ăn" gen biến đổi. Thực tế là vài năm gần đây, chúng ta cũng đã "ăn" gián tiếp cây trồng BĐG. Trong 10 năm qua, số lượng trại chăn nuôi của cả nước tăng nhanh, đồng nghĩa chúng ta phải nhập nhiều nguyên liệu để chế biến thức ăn, trong đó không loại trừ nguyên liệu có nguồn gốc BĐG.

Một số nhà khoa học cho rằng, Việt Nam cần nguồn ngô và đậu nành lớn để phục vụ chế biến thức ăn chăn nuôi, tuy nhiên, năng suất và sản lượng các giống ngô, đậu nành hiện đạt thấp, do đó, việc ứng dụng cây trồng BĐG chịu được hạn hay úng ngập, đặc biệt chịu đựng được biến đổi khí hậu là rất cần thiết.

Thực tế tại các nước đã trồng cây BĐG đều cho thấy, cây BĐG phát huy nhiều lợi ích như năng suất cao, thích hợp với các vùng có điều kiện canh tác khó khăn, kháng sâu bệnh, đồng nghĩa với việc không phải phun nhiều thuốc bảo vệ thực vật gây tác động xấu đến môi trường. Nếu không áp dụng cây trồng BĐG thì thế giới sẽ khó khăn hơn vì dân số tăng, nhu cầu lương thực lớn, trong khi diện tích canh tác ngày càng bị thu hẹp. Qua đó để thấy, việc sản xuất cây trồng BĐG sẽ đem lại lợi ích cho tương lai ngành nông nghiệp nước ta.

Bài 3: Bao giờ hiện thực hóa?

Thiên Hương

Theo kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập210
  • Hôm nay70,813
  • Tháng hiện tại872,870
  • Tổng lượt truy cập90,936,263
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây