a. Chuồng trại cho vật nuôi phải thích hợp với điều kiện khí hậu để vật nuôi có thể tự do vận động ngoài trời.
b. Các điều kiện nuôi giữ cần đáp ứng nhu cầu về sinh học và tập tính của vật nuôi:
- Thuận lợi trong việc cho ăn uống;
- Cách nhiệt, sưởi ấm, làm mát và thông khí chuồng trại để bảo đảm tuần hoàn không khí, mức độ bụi bặm, nhiệt độ, độ ẩm tương đối và nồng độ khí thải phải giữ trong phạm vi giới hạn, không gây hại cho vật nuôi;
- Thông gió tốt và cho ánh sáng tự nhiên đi vào.
c. Việc nuôi nhốt tạm thời vật nuôi được cho phép áp dụng trong điều kiện thời tiết xấu, điều kiện ảnh hưởng đến sức khỏe và sự an toàn của vật nuôi hoặc để bảo vệ cây trồng, chất lượng đất và chất lượng nước. Đối với vật nuôi được vỗ béo để lấy thịt, có thể nuôi nhốt trong chuồng với thời gian không lớn hơn 1/5 vòng đời vật nuôi và không lớn hơn 3 tháng đối với trâu bò, không lớn hơn 2 tháng đối với lợn.
d. Mật độ nuôi giữ trong chuồng cần:
- Tạo sự thoải mái cho vật nuôi, tùy theo từng loài, giống và độ tuổi của vật nuôi;
- Tính đến các nhu cầu về hành vi của vật nuôi liên quan đến số lượng vật nuôi trong đàn và giới tính của vật nuôi;
- Đảm bảo cho vật nuôi có đủ không gian để đứng, nằm dễ dàng, quay tròn, tự liếm lông, chải lông cho nhau và mọi tư thế tự nhiên khác cùng sự vận động của cơ thể chúng như nằm, vỗ cánh.
e. Chuồng trại, bãi chăn thả, trang thiết bị dụng cụ thường dùng phải được làm sạch, khử trùng để ngăn ngừa ô nhiễm chéo và sự tích tụ các sinh vật mang bệnh.
f. Khu vực vận động ngoài trời phải có đủ phương tiện chống mưa, gió, nắng, nhiệt độ quá cao, nếu có thể, tùy theo các điều kiện thời tiết ở địa phương và tùy theo giống.
g. Mật độ vật nuôi chăn thả ngoài trời tại các đồng cỏ, bãi cỏ và các khu vực trú ẩn tự nhiên hoặc bán tự nhiên phải đủ thấp để tránh thoái hóa đất và thực vật do bị vật nuôi gặm trụi.
h. Đối với gia súc
- Phải có đồng cỏ hoặc khu vực vận động ngoài trời (không che phủ hoặc được che phủ một phần) cho gia súc sử dụng, chúng có thể sử dụng các khu vực đó bất cứ lúc khi nào điều kiện sinh lý của vật nuôi, điều kiện thời tiết và trạng thái của vùng đất cho phép. Không áp dụng đối với bò đực và gia súc trong giai đoạn cuối vỗ béo.
- Chuồng nuôi gia súc phải có sàn phẳng nhưng không trơn trượt. Kết cấu sàn không được hoàn toàn là mặt sàn nổi hoặc mặt sàn lưới.
- Chuồng nuôi gia súc phải có nơi sạch và khô cho chúng nằm nghỉ, có đủ kích thước, phù hợp với từng loài và kích thước vật nuôi, với kết cấu xây dựng vững chắc. Nơi nghỉ của vật nuôi phải có chỗ nằm khô ráo, rộng rãi, được rắc trải đều bằng vật liệu thích hợp.
- Bê, nghé không nhốt riêng và không được buộc vật nuôi bằng dây thừng hay dây xích.
- Lợn nái phải được nuôi giữ theo đàn, trừ giai đoạn cuối của thai kì và giai đoạn cho con bú. Có thể không cần nuôi nhốt lợn con trên sàn phẳng hoặc trong chuồng nuôi riêng lợn con. Tại các khu vực cho vật nuôi vận động, phải cho phép chúng thải phân và ủi đất.
i. Thỏ không được nhốt trong lồng.
k. Đối với gia cầm
- Gia cầm phải được nuôi trong không gian mở, thích hợp cho vận động. Không được nuôi nhốt gia cầm trong lồng.
- Thủy cầm phải được tiếp cận với các vùng nước như suối, ao, hồ khi thời tiết cho phép.
- Chuồng nuôi giữ gia cầm phải có kết cấu vững chắc, nền chuồng được phủ bằng vật liệu thích hợp như rơm rạ, vỏ bào, cát hoặc các mảng đất có cỏ. Nền của chuồng nuôi gia cầm đẻ phải có một phần đủ rộng để gom phân. Số lượng và kích thước của nơi ngủ trên cao của gia cầm phải tương ứng với số lượng và kích cỡ vật nuôi trong đàn, phải có các lỗ ra vào với kích cỡ thích hợp.
- Đối với gia cầm đẻ, không được sử dụng ánh sáng nhân tạo để tăng năng suất đẻ trứng.
- Phải để trống chuồng trại trước khi nuôi đàn gia cầm mới, khu vực vận động ngoài trời cũng phải có thời gian nghỉ để thực vật có thể mọc lại.
a. Hoạt động quản lý chất thải tại các khu vực nuôi giữ, chăn thả vật nuôi và tại bãi cỏ dùng cho vật nuôi, cần thực hiện như sau:
- Giảm thiểu sự xuống cấp của đất và nước;
- Không làm ô nhiễm nguồn nước bởi nitrat và vi khuẩn gây bệnh;
- Có biện pháp phù hợp để phục hồi các chất dinh dưỡng trong đất;
- Không đốt chất thải hoặc xử lý bằng phương pháp không nhất quán với các nguyên tắc thực hành hữu cơ, ngoại trừ việc đốt xác vật nuôi để kiểm soát bệnh dịch.
b. Mọi phương tiện bảo quản, xử lý chất thải, kể cả phương tiện ủ phân phải được thiết kế, chế tạo và vận hành để phòng ngừa ô nhiễm đất và/hoặc ô nhiễm nguồn nước.
c. Tỷ lệ sử dụng phân thải để bón cho đồng cỏ phải ở mức không làm ô nhiễm đất và/hoặc nguồn nước.
d. Việc giết mổ vật nuôi cần được thực hiện theo cách làm giảm thiểu căng thẳng và đau đớn cho vật nuôi. Trong quá trình giết mổ, pha lọc thịt và bảo quản, phải có biện pháp để tránh cho các sản phẩm hữu cơ bị trộn lẫn với sản phẩm từ vật nuôi không theo phương pháp hữu cơ. Cơ sở giết mổ động vật tập trung phải đáp ứng quy định hiện hành về yêu cầu vệ sinh thú y.
Nguồn: nguoichannuoi.com
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã