Học tập đạo đức HCM

Nông nghiệp vươn lên trong thách thức từ FTA

Thứ hai - 09/04/2018 23:00
Năm 2018, kinh tế Việt Nam được kỳ vọng sẽ chuyển mình từ mọi góc độ, đáng chú ý là sự khởi sắc của hoạt động xuất - nhập khẩu với việc nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) có hiệu lực hoặc tiếp tục được triển khai trên phạm vi rộng hơn.
anh-1.jpg
Chế biến dứa xuất khẩu tại Công ty Cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, tỉnh Ninh Bình. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN).

 

Hiện, Việt Nam đã đàm phán 16 hiệp định thương mại tự do, trong đó có 10 hiệp định đang thực thi.

Trong những năm qua, Việt Nam đã thu được nhiều thành quả đáng khích lệ từ các hiệp định thương mại tự do (FTA). Điều này được thể hiện rõ rệt qua những con số về tăng trưởng xuất khẩu các mặt hàng, đặc biệt là nông sản.

Nhiều cơ hội và không ít thách thức

Theo các chuyên gia kinh tế, các FTA thế hệ mới sẽ gần như ngay lập tức mở cửa thị trường cho các doanh nghiệp nước ngoài tiến vào thị trường Việt Nam và ngược lại. Đây là cơ hội và cũng là thách thức với các doanh nghiệp Việt trong tiến trình hội nhập sâu rộng với gần như tất cả các nền kinh tế lớn trên thế giới.

Qua tổng hợp đánh giá chung của Bộ Công Thương thấy tất cả các thị trường có FTA của Việt Nam đều ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao so với thời điểm trước khi có FTA. Trong đó, nhóm các thị trường tăng trưởng mạnh là Chilê (tăng gấp 3,7 lần sau 3 năm, tốc độ tăng bình quân 54,2%/năm), Ấn Độ (tăng gấp 6,4 lần sau 7 năm, tốc độ tăng bình quân 30,4%/năm), Hàn Quốc (tăng gấp 13,5 lần sau 10 năm, tốc độ tăng bình quân là 29,8%/năm), Trung Quốc (tăng gấp 7,6 lần sau 12 năm, tốc độ tăng bình quân là 18,4%/năm)...

Nhóm các thị trường có mức tăng thấp hơn là ASEAN - tính từ khi có Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) (tăng gấp 2 lần sau 7 năm, tốc độ tăng 10,7%/năm), Nhật Bản (tăng gấp 1,7 lần sau 8 năm, tốc độ tăng 7,1%/năm), Australia (tăng gấp 1,3 lần sau 7 năm, tốc độ tăng bình quân 3,3%/năm). Số liệu thống kê cho thấy, các doanh nghiệp của Việt Nam đã tận dụng được cơ hội từ các FTA.

Trong công tác đàm phán tháo gỡ rào cản kỹ thuật và thương mại, Bộ Công Thương đã và đang phối hợp tích cực với Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ động nắm bắt tình hình áp dụng các rào cản kỹ thuật, biện pháp bảo hộ mậu dịch của các nước nhập khẩu để đấu tranh có hiệu quả đối với các rào cản bất hợp lý trong các cuộc họp song phương, phiên họp của các Ủy ban liên Chính phủ, diễn đàn khu vực (ASEAN, APEC) và đa phương (WTO).

Quá trình đàm phán tháo gỡ rào cản kỹ thuật và thương mại đối với từng mặt hàng gặp nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian (thường từ 5 - 7 năm/mặt hàng). Tuy nhiên, tính đến nay, Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng kể trong việc mở cửa thị trường, tạo thêm “sân chơi” cho các mặt hàng nông - thủy sản.

Khẳng định vấn đề này, chuyên gia kinh tế - Tiến sỹ Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), cho rằng, nền kinh tế Việt Nam đã rất mở, xuất - nhập khẩu đã tăng trưởng cao hơn nhiều so với khu vực và toàn cầu. Tuy nhiên, khó khăn, vướng mắc hiện nay trong hội nhập chủ yếu đến từ doanh nghiệp trong nước mà không phải từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

“Mặc khác, các hàng rào phi thuế quan hay còn gọi là hàng rào kỹ thuật; các chuẩn mực của các công ty đa quốc gia là những thách thức từ nội tại đang kìm hãm khiến các doanh nghiệp trong nước không tận dụng được các cơ hội của hội nhập. Doanh nghiệp cần phải có thái độ rất tích cực với các chuẩn mực từ các hiệp định FTA, các tập đoàn đa quốc gia đã hoạt động ở Việt Nam. Như thế mới có thể tận dụng được cơ hội tiếp cận thị trường nếu như không muốn bị loại bỏ khỏi các cơ hội,” Tiến sỹ Nguyễn Đình Cung cho hay.

Những bước “đệm” chuẩn bị

Tiến sỹ Nguyễn Văn Long, Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương  thẳng thắn chia sẻ: “Các FTA có phạm vi toàn diện vượt ra ngoài khuôn khổ tự do hóa thương mại. Tham gia vào đó, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội song cũng phải đối mặt với không ít thách thức.”

Cụ thể, Việt Nam đã kiện và thắng kiện Mỹ tại WTO trong vụ áp thuế chống bán phá giá bất hợp lý đối với tôm xuất khẩu của Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam đã hoàn tất việc thâm nhập thị trường mới cho một số trái cây như thanh long, chôm chôm, nhãn, vải, vú sữa vào thị trường này. Hiện nay, hai bộ vẫn đang tích cực tiếp tục đàm phán hỗ trợ mở cửa thị trường cho tôm tươi nguyên con vào Australia; thịt lợn vào Trung Quốc, Philippines, Singapore; thịt gà chế biến vào Nhật Bản; trứng gia cầm muối vào Hồng Kông (Trung Quốc), Singapore; xoài, vú sữa vào Mỹ....

Trước bối cảnh tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch có xu hướng quay trở lại, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã có những chỉ đạo hết sức chủ động, linh hoạt để Việt Nam có thể ứng phó và tranh thủ cơ hội, bảo đảm lợi ích cho đất nước trong tình hình mới.

Một loạt các vấn đề từ Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và đàm phán FTA song phương với một số đối tác khác đã và đang được nghiên cứu, triển khai rất chủ động.

Tính đến nay, Việt Nam đã ký và đưa vào thực hiện 10 FTA, qua đó tạo ra một khu vực thị trường rộng lớn cho hàng hóa nông sản của Việt Nam có cơ hội được tiếp cận và thâm nhập tốt hơn. Các FTA đã có tác động rõ rệt đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng nông - lâm - thủy sản. Trong đó, nhiều thị trường có FTA đã được khai thác tốt, thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu tích cực so với trước khi có FTA.

Cụ thể, xét trong giai đoạn 2010 - 2016, sau khi Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Australia - New Zealand (AANZFTA) có hiệu lực  năm 2010, với mức thuế suất thuế nhập khẩu về 0%, xuất khẩu hạt điều sang Australia tăng trưởng bình quân đạt 12,9%/năm, thủy sản đạt 6,9%/năm.

Ngoài ra, hạt tiêu xuất khẩu sang Nhật Bản tăng trưởng đạt 12,8%/năm, cà phê đạt 8,0%/năm sau khi Hiệp định đối tác kinh tế giữa Việt Nam - Nhật Bản (VJFTA) có hiệu lực năm 2010. Hạt tiêu xuất khẩu sang Ấn Độ tăng trưởng đạt 14,3%/năm, thủy sản đạt 12,3% năm sau khi Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ (AIFTA) có hiệu lực năm 2010...

Vượt thách thức

Trong số những Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới thì Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) được đánh giá là hiệp định có sức ảnh hưởng lớn với thị trường rộng mở, dự kiến được ký kết trong năm 2018, sẽ là bước ngoặt mới trong chặng đường hợp tác thương mại giữa Việt Nam và các nước EU.

Tuy nhiên, do nền nông nghiệp nước ta ở vạch xuất phát thấp, muốn xuất khẩu nông phẩm đạt tiêu chuẩn EU, là khó. Đơn cử như mật ong Việt Nam thường vướng quy định về mức glycerinne, chỉ số HMF, tạp chất (đặc biệt là dư lượng carbendazim). Nguồn sữa nguyên liệu trong nước chỉ cung cấp được 20- 25% nhu cầu chế biến, còn lại phải nhập khẩu, khó kiểm soát đầu vào. Bao bì gỗ, pallet hay vành đệm giá kệ, các vật liệu đóng gói khác đều phải được xử lý nghiêm ngặt.

Đáp lại việc EU giảm thuế đối với hàng Việt Nam, Việt Nam cũng cần có các cam kết tương ứng. Khi EVFTA có hiệu lực, Việt Nam xóa bỏ ngay các dòng thuế hiện hành theo lộ trình từ 3-5 năm. Dù dư địa do giảm thuế không nhiều, song cũng đủ khích lệ các nhà nhập khẩu Việt Nam “khuân hàng về”.

Không cách nào khác, doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt, đầu tư, cải tiến mẫu mã, đáp ứng yêu cầu kiểm soát chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả cạnh tranh.

Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cần nắm vững các quy định về phòng vệ thương mại, thông tin có liên quan đến hàng hóa để giải trình, phản biện. Các cơ quan quản lý không chỉ tăng cường phổ biến, mà còn tích cực kiểm tra, hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp và tạo môi trường thông thoáng nhất để cùng đạt mục tiêu phát triển xuất khẩu bền vững nông sản vào EU.

Đại sứ Bruno Angelet , Trưởng đại diện Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam cho rằng, chắc chắn là kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - EU sẽ tăng đáng kể sau khi EVFTA được thực hiện. Trong đó, các ngành Việt Nam có lợi thế cạnh tranh mạnh như dệt may, thủy sản, da giày... sẽ hưởng lợi nhiều nhất.

Trong vòng 10 năm trở lại đây, EU nhập khoảng 20% lượng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, trong đó, các mặt hàng điện tử, điện thoại chiếm tới 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Làn sóng đầu tư của EU vào Việt Nam đang có nhiều tín hiệu tốt. Lãnh đạo Việt Nam thường xuyên bày tỏ mong muốn EU tăng cường đầu tư sang Việt Nam.

“Chúng tôi kỳ vọng rằng, việc thực hiện lộ trình EVFTA trước khi hiệp định có hiệu lực vào năm 2018 sẽ tạo ra làn sóng đầu tư lớn hơn từ EU vào Việt Nam. Khi việc chuẩn bị áp dụng EVFTA được hoàn tất, lợi thế so sánh của Việt Nam trong khối ASEAN sẽ tăng lên. Nhiều người có thể sẽ nhìn nhận Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất ASEAN”, ông Bruno Angelet cho hay.

 Thanh Tâm/kinhtenongthon.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập299
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại805,591
  • Tổng lượt truy cập90,868,984
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây