Học tập đạo đức HCM

Khuyến khích người dân trồng lúa hữu cơ

Thứ tư - 02/05/2018 03:26
Thông tin từ những nhà vườn trồng chôm chôm, sầu riêng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, vụ thu hoạch sầu riêng, chôm chôm năm nay dự kiến trễ hơn mọi năm.

Đồng Nai: Ảnh hưởng thời tiết, lo trễ vụ thu hoạch sầu riêng 

Nguyên nhân được cho, do ảnh hưởng của các cơn mưa trái mùa sau Tết Nguyên đán 2018. Theo đó, nhiều vùng chôm chôm còn đang ở giai đoạn ra hoa nên có thể 3-4 tháng sau mới cho thu hoạch. Vùng cho hoa sớm hơn thì cũng trễ vụ cả tháng so với mọi năm. Với trái sầu riêng cũng phải đến tháng 6 mới bắt đầu cho thu hoạch, trễ hơn gần 1 tháng so với mọi năm. Tuy trễ vụ nhưng dự kiến năng suất chôm chôm và sầu riêng vẫn đạt tốt, dự kiến bằng hoặc cao hơn cùng kỳ năm ngoái. 
 
Tây Ninh: Khuyến khích người dân trồng lúa hữu cơ
 
Ngành nông nghiệp tỉnh Tây Ninh khuyến khích nông dân nên thực hiện mô hình trồng lúa hữu cơ để cải tạo lại đất, nâng cao chất lượng hạt gạo để có thực phẩm an toàn.
 
Cụ thể, niên vụ Ðông Xuân 2017-2018, Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh phối hợp với Công ty CP Thiên Sinh thực hiện mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ. Mục đích của mô hình này là giúp người dân tiếp cận và hiểu rõ hơn về nông nghiệp sạch, sản xuất theo hướng bền vững. Góp phần cải thiện đất canh tác và môi trường sản xuất nông nghiệp. Tạo ra sản phẩm an toàn, bảo vệ sức khoẻ người sản xuất và bảo đảm sức khoẻ người tiêu dùng.
 
Bước đầu, mô hình sẽ được triển khai tại 3 xã là Long Thành Nam (huyện Hoà Thành), xã Trí Bình (Châu Thành), xã Phước Thạnh (Gò Dầu). Nông dân tham gia mô hình chỉ sử dụng các sản phẩm hữu cơ, sinh học, không sử dụng các chất hoá học tổng hợp trong quá trình sản xuất.
hinh-1-7.jpg
Ngành nông nghiệp tỉnh Tây Ninh hiện đang khuyến khích người dân trống lúa hữu cơ nhằm nâng cao chất lượng hạt gạo

Trong niên vụ Ðông Xuân 2017-2018, địa phương đã triển khai thực hiện mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ trên giống OM 5451. Kết quả cho thấy, cây lúa phát triển tốt, ít sâu bệnh hơn so với mô hình đối chứng. Ngoài ra, số liệu thống kê cũng cho thấy sự khác biệt như chiều cao của cây lúa trong mô hình trồng theo hướng hữu cơ khoảng 80cm, số nhánh hữu hiệu nhiều hơn (khoảng 5 nhánh/bụi), năng suất thu hoạch khoảng 900kg/công (tương đương 9 tấn/ha). Trong khi đó, lúa ở mô hình đối chứng có chiều cao khoảng 75cm, số nhánh hữu hiệu ít hơn (khoảng 3-4 nhánh/bụi), năng suất thu hoạch 700kg/công (7 tấn/ha).

Đồng Tháp: Chủ động phòng chống bệnh trên cây lúa
 
Trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, trong niên vụ hè thu 2018, toàn tỉnh đã xuống giống được gần 100.000ha lúa, đạt hơn 52% so với kế hoạch đặt ra, hiện các trà lúa đang trong giai đoạn mạ, đẻ nhánh, làm đòng.
 
Trong niên vụ hè thu, tình hình sâu bệnh diễn biến khá phức tạp. Đối tượng rầy nâu có số diện tích nhiễm khoảng 907ha trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trổ, trong đó có 220ha nhiễm nặng với mật độ 3.000 - 10.000 con/m2. Muỗi hành có diện tích nhiễm khoảng 2.300ha, giai đoạn đẻ nhánh - đòng trổ, trong đó có 1.880ha nhiễm nặng với tỷ lệ 20 - 90% (huyện Tân Hồng, Tam Nông), nhiễm trung bình 180ha. Sâu cuốn lá nhỏ có số diện tích nhiễm khoảng 2.500ha lúa giai đoạn đẻ nhánh - làm đòng, trong đó có 305ha nhiễm trung bình với mật số 20 - 40 con/m2, còn lại là nhiễm nhẹ (tăng 2.270ha so với tuần trước). Cùng với đó, các bệnh khác như bọ trĩ, chuột, sâu cuốn lá, sâu đục thân, rầy phấn trắng, vàng lá chín sớm, đạo ôn cổ bông, lem lép hạt... xuất hiện và gây hại rải rác hoặc ở mức nhẹ.
hinh-2-4.jpg

Các tỉnh ĐBSCL chủ động phòng dịch bệnh trên cây lúa niên vụ hè thu 2018

Trước tình hình đó, ngành nông nghiệp địa phương cũng khuyến cáo người nông dân tuân thủ đúng lịch thời vụ, đảm bảo thời gian cách ly, không vội vàng xuống giống, nhất là cần chọn giống lúa ít ảnh hưởng dịch bệnh. Những khu vực chuẩn bị xuống giống lúa, nông dân cần theo dõi rầy vào đèn tại địa phương và xuống giống ngay sau cao điểm rầy di trú để đảm bảo việc xuống giống tập trung đồng loạt, né rầy hiệu quả theo từng ô bao, cánh đồng, nhằm hạn chế thấp nhất sự phát sinh gây hại của bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá.

Những diện tích đã xuống giống, ngay từ đầu vụ cần áp dụng tốt quy trình canh tác “1 phải - 5 giảm”, “3 giảm - 3 tăng”, giải pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM, quản lý nước hợp lý và bón phân cân đối N-P-K nhằm giúp lúa sinh trưởng và phát triển tốt, giảm chi phí sản xuất, tăng chất lượng và lợi nhuận.
 
Cà Mau: Giá heo hơi tăng nhanh, người dân chuẩn bị tái đàn
 
Liên tục trong những ngày gần đây, giá heo hơi tăng nhanh cán mốc 40.000 đồng/kg. Mức giá này đã cao hơn từ 12.000-14.000 đồng/kg so với thời điểm heo rớt giá thảm cách đây gần 1 năm. Giá đang nhích dần đều mỗi ngày trên 1.000 đồng/kg.
 
Nguyên nhân sự chênh lệch giá giữa heo trong tỉnh và heo nhập tỉnh được cho là do các tỉnh trên chăn nuôi phát triển mạnh, họ nuôi tập trung theo kiểu nông trại, trang trại, khi đến lứa xuất mỗi chuồng có từ vài tấn heo hơi trở lên, xe tải đến được tận nơi giao nên chi phí thu mua giảm, hơn nữa tỷ lệ thịt nạc cao. Còn heo trong tỉnh nuôi theo kiểu truyền thống, nhỏ lẻ trong hộ dân nên chi phí vận chuyển cao. Đối với giá heo hơi tăng nhanh tuần qua, nhiều thương lái cho biết nguồn cung trên thị trường giảm mạnh do thời gian qua giá heo hơi giảm về mức kỷ lục, người chăn nuôi không dám tái đàn nên lượng heo thịt trong thị trường còn rất ít và nhu cầu sử dụng thịt heo tăng cao làm cho giá heo tăng lên.
 
Dự đoán trong những ngày tới, giá thịt heo hơi sẽ còn tăng vì theo kinh nghiệm sau mỗi đợt khủng hoảng giá thấp thì giá thường lên cao đột biến. Tuy nhiên, điều mà nhiều người chăn nuôi lo lắng hiện nay chính là giá heo trong vài tháng nữa không biết sẽ ra sao, trong khi giá đầu vào đang ở mức cao. Nếu giá heo giảm, người chăn nuôi sẽ lỗ nặng.
 
Trước việc giá heo hơi tăng mạnh, Chi cục Chăn nuôi và thú y tỉnh Cà Mau cũng đưa ra khuyến cáo, thời điểm này chưa nên tái đàn ngay vì có thể giá tăng quá nhanh như vậy là giá ảo, tạo thành bong bóng giá heo hơi và có thể vỡ bất cứ lúc nào. Cơ quan này cho biết, việc tái đàn vội vã là một trong những nguyên nhân khiến dịch bệnh có nguy cơ tái bùng phát cho đàn vật nuôi trong mùa nắng nóng như hiện nay. Trường hợp khác, người chăn nuôi muốn tái đàn thì phải mua heo giống có nguồn gốc rõ ràng, tránh qua hệ thống thương lái trôi nổi. Heo giống mới mua về phải tiêm phòng ngay bệnh lở mồm long móng, dịch tả, tụ huyết trùng và nhốt heo mới cách ly một thời gian để theo dõi sức khoẻ, sau đó mới nhập đàn vào nuôi./.

 

 Lại Hùng (tổng hợp) /kinhtenongthon.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập403
  • Hôm nay91,284
  • Tháng hiện tại796,397
  • Tổng lượt truy cập90,859,790
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây