Học tập đạo đức HCM

Cà Mau: Ông tỷ phú nông dân với bí quyết nuôi tôm, nuôi cua, con nào cũng to khoẻ "như vâm"

Thứ năm - 10/09/2020 07:23
Đó là ông tỷ phú nông dân Nguyễn Hoàng Nam (SN 1977, ngụ ấp Cây Sộp, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau). Người nổi tiếng với cách nuôi tôm, nuôi cua khác người. Những con tôm su, cua biển ông Nam nuôi đều có kích thức to bự, bán được giá cao.

Tỷ phú nông dân không ngại cực khổ

Ông Nguyễn Hoàng Nam (SN 1977, ngụ ấp Cây Sộp, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau) kể, gia đình ông vốn gốc thuần nông và đông con.

Đất đai thì có nhưng do canh tác không hiệu quả nên từ khi mới 16, 17 tuổi ông đã phải bươn chải, đi làm thuê phụ giúp gia đình. 

"Tôi vẫn còn nhớ như in những ngày đốn củi tràm chở đi tận Bạc Liêu bán để đổi lấy lúa gạo về lấy cái ăn. Khi về nhà thì cũng không ngơi tay, tôi vẫn chă trâu và phụ giúp các công việc trong gia đình", ông Nam nhớ lại.

Clip: Ông Nguyễn Hoàng Nam, tỷ phú nông dân với cách nuôi tôm sú, nuôi cua biển độc đáo (ngụ ấp Cây Sộp, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau).

Vào năm 2000, địa phương chuyển dịch cơ cấu từ trồng lúa không hiệu quả sang nuôi tôm, cũng chính ông Nam tiếp tục mày mò học hỏi, để canh tác diện tích của gia đình.

Nông dân nuôi tôm, cua khác người, chỉ thu hoạch con to bự, thu tiền tỷ mỗi năm - Ảnh 1.

Mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến 2 giai đoạn, chỉ thu tôm to bự, ông Nguyễn Hoàng Nam (SN 1977, ngụ ấp Cây Sộp, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau) thu tiền tỷ mỗi năm. Ảnh: Chúc Ly.

Theo ông Nam, những năm đầu mới chuyển dịch, nuôi tôm sú rất trúng, nhờ đó mà gia đình ông mới bớt cơ cực. Vào năm 2001, ông cưới vợ và ra ở riêng. Lúc này, cha mẹ cho vợ chồng ông 16.000m2 đất để nuôi tôm.

"Nhờ canh tác có hiệu quả, mà tôi tích lũy được vốn liếng; cộng thêm 2 gia đình có cho một số vốn, nên hai vợ chồng quyết định mở tiệm tạp hóa kết hợp bán vật tư nông nghiệp, tôm giống. Những năm ấy, bán hàng rất được vì thời điểm đó ít người kinh doanh và cửa hàng của tôi lại nằm cặp mé sông, rất dễ vận chuyển hàng", ông Nam chia sẻ.

Nông dân nuôi tôm, cua khác người, chỉ thu hoạch con to bự, thu tiền tỷ mỗi năm - Ảnh 2.

Vốn là một nông dân chính gốc, ông tỷ phú nông dân Nguyễn Hoàng Nam (SN 1977, ngụ ấp Cây Sộp, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau) không mất nhiều thời gian để học cách nuôi tôm sú quảng canh 2 giai đoạn, nuôi cua biển cải tiến. Ảnh: Chúc Ly.

Nhờ đón đầu xu thế, mà vợ chồng ông Nam ăn nên làm ra, có của ăn của để. Nhưng không lâu sau đó, cùng với sự phát triển của xã hội, hệ thống hạ tầng đường bộ cũng phát triển, người dân dần chuyển sang đi lại, vận chuyển hàng hóa chủ yếu bằng đường bộ, thay vì đường thủy như trước. 
 

Từ đó, việc kinh doanh của gia đình ông Nam không được như trước.

Ông Nam cho hay: "Thấy việc buôn bán không còn thuận lợi, tôi quyết định ngừng kinh doanh và dùng số vốn tích góp được từ lâu để mua đất. Tôi mua dần dần, rồi cũng có được thêm hơn 5ha đất".

Nói về việc quay trở lại làm một nông dân chính gốc thay vì đầu tư kinh doanh một loại hình khác, ông Nam bộc bạch: "Sở dĩ có bước ngoặt tôi quyết bỏ việc kinh doanh là vì thời điểm đó, bỗng dưng tôi nhìn lại, mình đã mãi mê buôn bán mà chưa quan tâm nhiều đến hai đứa con. Vì 2 vợ chồng đầu tấp mặt tối suốt ngày, không còn thời gian vun vén cho gia đình. Tôi nghĩ việc trở lại nuôi tôm, tôi sẽ có thời gian hơn cho gia đình, cộng thêm tôi vốn là một nông dân nên không xa lạ với việc nhà nông".

Nông dân nuôi tôm, cua khác người, chỉ thu hoạch con to bự, thu tiền tỷ mỗi năm - Ảnh 3.

Theo ông Nguyễn Hoàng Nam (SN 1977, ngụ ấp Cây Sộp, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau), việc nuôi tôm sú mật độ thưa, thu hoạch cỡ tôm sú từ 20 con/kg, giúp ông tiết kiệm thời gian chăm soc, bán tốm sú được giá cao. Ảnh: Chúc Ly.

Trước quyết định của ông Nam, nhiều người cũng đã tỏ ra ngạc nhiên, nhưng vốn tính quyết đoán, ông Nam luôn chuẩn bị kỹ càng trước khi thực hiện một điều quan trọng. Với kiến thức ông tích lũy được khi kinh doanh vật tư nông nghiệp và tôm giống, ông Nam tự tin mình sẽ nuôi tôm hiệu quả theo cách riêng của mình.

Chỉ thu hoạch tôm sú loại lớn

Đến thăm mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến 2 giai đoạn của ông Nam, chúng tôi thật sự bất ngờ với cách làm không giống ai của ông.

Ông Nam cho biết: "Ngay từ khi bắt đầu nuôi tôm sú trở lại tôi đã áp dụng theo cách nuôi tôm sú quảng canh cải tiến 2 giai đoạn. Chỉ bắt bán những con tôm sú từ hàng 2 (loại 20 con/kg) trở lên. Đồng thời, tôi kết hợp thả xen canh con cua biển".

Nông dân nuôi tôm, cua khác người, chỉ thu hoạch con to bự, thu tiền tỷ mỗi năm - Ảnh 4.
Nông dân nuôi tôm, cua khác người, chỉ thu hoạch con to bự, thu tiền tỷ mỗi năm - Ảnh 5.

Trong quá trình nuôi tôm sú, cua biển, ông Nguyễn Hoàng Nam (SN 1977, ngụ ấp Cây Sộp, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau) luôn lưu ý tạo thức ăn tự nhiên cho tôm, cua. Ảnh: Chúc Ly.

Theo ông Nguyễn Hoàng Nam, để áp dụng mô hình nuôi tôm sú quảng canh 2 giai đoạn, nuôi tôm sú xen canh cua biển, trước tiên ông chọn nơi cung cấp tôm giống, cua giống chất lượng, rõ nguồn gốc. 
 

Bởi ông Nam cho rằng tôm giống, cua giống là yếu tố rất quan trọng quyết định đến thành công của mỗi mùa vụ.

"Khi mua tôm giống, cua giống, tôi chọn chỗ bán có uy tín và nhờ họ thuần con giống cho cứng cáp, đủ tiêu chuẩn như tôi mong muốn. Sau đó tôi mới bắt về và thả vào vuông tôm".

Với diện tích khoảng 11ha, ông Nam chia làm 2 khu riêng biệt. Khi con giống được bắt về, ông thả vào khu 1, đồng thời chọn những con tôm đã lớn ở khu 2 thả qua để cải tạo đầm.

Khi con tôm giống ban đầu ở khu 1 được khoảng 60 ngày tuổi, ông lại tiến hành chiết sang khu 2. Sau đó, ông tiếp tục nuôi tôm 60 ngày tuổi này thêm khoảng 35-40 ngày là đã có thể thu hoạch, với cỡ tôm lớn.

Theo đó, việc sang chiết con tôm qua lại giữa 2 khu, giúp ông Nam thu hoạch được như mong muốn, loại bỏ được những con tôm bị bệnh.

Nông dân nuôi tôm, cua khác người, chỉ thu hoạch con to bự, thu tiền tỷ mỗi năm - Ảnh 6.

Với cách nuôi tôm sú, nuôi cua biển khác biệt, mỗi năm ông Nguyễn Hoàng Nam (SN 1977, ngụ ấp Cây Sộp, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau) thu lợi nhuận từ mô hình khoảng 1,5 tỷ đồng. Ảnh: Chúc Ly.

Cũng theo ông Nam, việc cải tạo lại vuông tôm sau mỗi vụ nuôi cũng rất quan trọng. Với ông, sau khi thu hoạch tôm, ông tiến hành phơi đầm từ 20-30 ngày, sau đó diệt cá tạp, bón vôi, rồi mới lấy nước qua túi lọc để tiếp tục loại cá tạp theo nguồn nước đi vào. 

Kế đó, ông điều chỉnh nguồn nước đủ chuẩn như mong muốn mới tiến hành thả giống. Trong quá trình nuôi tôm, ông cũng chú ý bổ sung men vi sinh để tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho con tôm.

Nông dân nuôi tôm, cua khác người, chỉ thu hoạch con to bự, thu tiền tỷ mỗi năm - Ảnh 7.
Nông dân nuôi tôm, cua khác người, chỉ thu hoạch con to bự, thu tiền tỷ mỗi năm - Ảnh 8.

Nhờ cách làm khác người, cua nuôi trong vuông của ông Nam lớn nhanh, tỷ lệ đạt cao. Ảnh: Chúc Ly.

Đặc biệt, nhiều năm nay, mô hình nuôi tôm của ông Nam ngoài luôn tuân thủ kỹ thuật nuôi hai giai đoạn, ông còn áp dụng thả giống thưa. Trung bình 1.000m2, ông Nam chỉ tiến hành thả 500 con giống.
 

"Việc nuôi tôm thưa giúp tôi tiết kiệm được chi phí thả con giống. Tôm lớn nhanh, ít rủi ro sẽ có giá trị cao hơn, thay vì nuôi 4 con tôm nhưng không hiệu quả, tôi chỉ cần nuôi 1 con tôm lớn thì sẽ yên tâm hơn rất nhiều", ông nông dân tỷ phú chia sẻ.

Với cách làm này, ông Nam thu được những con tôm sú với kích cỡ lớn. Theo ông Nam, những năm giá cả ổn định, ông bán tôm sú loại 20 con/kg với giá từ 280.000-290.000 đồng/kg, có khi hơn 300.000 đồng/kg.

Ngoài nuôi tôm, ông Nam còn kết hợp nuôi cua trong vuông. Tuy nhiên, khác với nhiều người, ông cũng chọn con giống cua rõ nguồn gốc, và thực hiện tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho cua. 

Theo ông Nam, ông tạo hệ sinh thái thức ăn tự nhiên là những con hàu cho cua ăn. Rải rác khắp vuông tôm, ông thiết kế những giá thể để hàu, ốc gạo bám vào sinh sống. Nhờ đó, cua ông nuôi trong vuông tôm có tỷ lệ đạt cao, lại nhanh lớn.

Nông dân nuôi tôm, cua khác người, chỉ thu hoạch con to bự, thu tiền tỷ mỗi năm - Ảnh 9.

Ông Nguyễn Hoàng Nam (bên phải), ngụ ấp Cây Sộp, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau đang màỳ mò học hỏi và xây dựng vườn kiểng. Ảnh: Chúc Ly.

Với kinh nghiệm nhiều năm thực hiện mô hình nuôi tôm xen canh cua, ông Nam chia sẻ: "Chỉ cần quan sát con cua mỗi khi thu hoạch thì tôi đã nhận biết được vuông có đủ thức ăn cho cua hay không. Bởi con cua sẽ trở nên hung hăng hơn khi thiếu thức ăn. Lúc này tôi sẽ bổ sung thêm cá tạp cho cua. Còn khi bắt cua lên mà thấy có một vài con bị gãy càng thì tôi biết rằng đợt cua này sẽ đạt".
 

Ngoài nuôi tôm, cua, ông Nam hiện còn dành thời gian rảnh để chăm sóc vườn kiểng của gia đình. Ông Nam cho biết, từ khi canh tác theo mô hình hiện có, ông có nhiều thời gian để thực hiện đam mê của mình. 

Cách đây khoảng 3 năm, ông tỷ phú nông dân tình cờ xem trên mạng Internet cách tỉa và tạo cành cho cây kiểng. Vốn đam mê, ông đã mài mò học theo, đến nay dần xây dựng vườn kiểng như mơ ước, với nhiều loại cây có giá trị kinh tế cao.

Với những nỗ lực trong sản xuất, vừa qua, ông Nguyễn Hoàng Nam được Hội đồng chung khảo bình chọn là 1 trong 63 "Nông dân Việt Nam xuất sắc" năm 2020. Lễ tôn vinh và trao danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc" năm 2020 dự kiến được tổ chức trọng thể vào trung tuần tháng 10/2020 tại Thủ đô Hà Nội nhân kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930-14/10/2020).

Nguồn tin: Chúc Ly/danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập154
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm144
  • Hôm nay36,289
  • Tháng hiện tại153,258
  • Tổng lượt truy cập91,326,987
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây