Theo Sở NN-PTNT Đồng Tháp, bệnh vàng lá thối rễ đã xuất hiện trên cây có múi ở tỉnh này từ năm 2016. Từ năm 2018 đến nay, bệnh gây hại mạnh. Đến tháng 2 năm nay, chỉ riêng trên địa bàn huyện Lai Vung, đã có hơn 4.800 ha cây có múi (quýt hồng, quýt đường, cam dây, cam xoàn …) bị vàng lá thối rễ, chiếm tới hơn 90% diện tích cây có múi của huyện này. Trong đó, có 1.520 ha đã phải đốn bỏ và hơn 3.723 ha đang nhiễm bệnh từ trung bình đến nặng.
Do cây có múi có giá trị kinh tế lớn, vốn đầu tư ban đầu khá cao, nên khi vườn cây bị bệnh vàng lá thối rễ, nhiều nông dân trồng cây có múi ở các huyện Lai Vung, Lấp Vò … thuộc tỉnh Đồng Tháp đã và đang phải tìm đủ mọi cách để chữa trị.
Ông Nguyễn Văn Bình, một nông dân ở ấp An Lợi B, xã Định Yên, huyện Lấp Vò cho biết, gia đình ông có 2.600 m2 trồng quýt đường và cam dây từ năm 2016. Khi vườn cây được gần 2 năm tuổi, thì xuất hiện bệnh vàng lá thối rễ.
“Có bệnh thì vái tứ phương”, trong mấy năm qua, ông Bình đã dùng khá nhiều loại thuốc để trị vàng lá thối rễ. Ông kể “Tôi đã tới hầu hết các đại lý thuốc bảo vệ thực vật trong vùng. Đại lý nào mách thuốc gì là tôi mua thuốc đấy. Thậm chí tôi từng chích cả kháng sinh cho cây”.
Trong lúc đang buồn, ông Bình gặp được kỹ sư Trương Quang Vinh (số điện thoại 0906986432) khuyên ông ứng dụng giải pháp phục hồi vườn cây bằng phương pháp sinh học (dùng men vi sinh Biosala do Công ty TNHH Lai Hưng sản xuất, phối hợp với dinh dưỡng từ phân bón hữu cơ sinh học UP5 của Công ty CP Trương Việt).
Sau 3 tháng sử dụng men vi sinh Biosala và các loại phân bón hữu cơ sinh học UP5, vườn cam, quýt của gia đình ông Bình đã phục hồi và cho ra đợt trái mới. Dẫn chúng tôi ra thăm vườn cam, quýt xanh tốt, cứ như thể chưa từng bị bệnh vàng lá thối rễ một cách nặng nề, ông Bình chia sẻ: “Sau khi dùng men vi sinh Biosala và phân bón hữu cơ sinh học UP5, vườn cây phục hồi rất nhanh chóng. Cây đã khỏe mạnh trở lại và nhanh chóng cho bông trái. Trái nào cũng đẹp, da mỏng, bóng và nhanh lớn”.
Về chi phí khi sử dụng men vi sinh Biosala và phân bón hữu cơ sinh học UP5, ông Bình cho biết, trong 3 tháng qua, tổng chi phí khoảng 5 triệu đồng, tương đương với 1 tháng dùng thuốc hóa học trước đây. Quan trọng hơn, nhờ vườn cây đã được hồi phục và nhanh chóng ra trái, ông Bình đã tiết kiệm được một khoản tiền lớn nếu như phải chặt bỏ toàn bộ vườn cây và tái canh. Bởi chi phí ban đầu cho một vườn cam, quýt mới trên diện tích 2.600 m2, phải mất hơn 100 triệu đồng, mà phải sau 2 năm cây mới bắt đầu ra trái.
Ngay cạnh vườn nhà ông Bình là vườn cam xoàn của anh Phạm Văn Điền. Anh Điền trồng cam xoàn đã được 3 năm trên diện tích 2.500 m2. Vườn nhà anh cũng bị vàng lá thối rễ gây hại nặng nề từ mấy năm nay và anh cũng đã thất bại với các loại thuốc hóa học. Thấy ông Bình phục hồi thành công vườn cam, quýt nhờ sử dụng men vi sinh Biosala và phân bón hữu cơ sinh học UP5, anh Điền cũng đã làm theo. Mới sử dụng được hơn 10 ngày, vườn cam nhà anh đã bắt đầu xanh tốt trở lại, đâm chồi khỏe.
Ở ấp Bình Thạnh, xã Bình Thạnh Trung, huyện Lấp Vò, ông Út Hết cũng đã sử dụng men vi sinh Biosala và phân bón hữu cơ UP5 để phục hồi vườn quýt đường bị vàng lá thối rễ. Trước đây, ông dùng các loại thuốc hóa học, nhưng vườn cây càng ngày càng kiệt sức. Sau khoảng 1 tháng dùng men vi sinh và phân bón hữu cơ, vườn quýt nhà ông Út Hết đã xanh tốt trở lại, cây nào cũng khỏe mạnh, sung sức, ra nhiều đọt mới.
Nói về giải pháp, kỹ sư Trương Quang Vinh (tác giả chế phẩm men vi sinh Biosala) cho biết “Sau nhiều năm tìm hiểu về bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi, chúng tôi đưa ra giải pháp là giải quyết đất trồng trước rồi phục hồi cây sau và chế phẩm men vi sinh Biosala ra đời để thực hiện giải pháp này. Men vi sinh Biosala hàm chứa các vi sinh vật đối kháng ức chế nấm bệnh và các vi sinh vật có ích cho đất, giúp tạo môi trường thuận lợi cho bộ rễ phục hồi và phát triển, là giải pháp sinh học nuôi dưỡng đất an lành cho cây trồng. Nuôi cây nhưng chú trọng đến việc dưỡng đất thì trồng trọt mới phát triển bền vững”.
Nguồn tin: Thanh Sơn/nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã