Năm 2018, thấy nhiều diện tích đất trên khu ruộng cao chỉ cấy được 1 vụ, vụ còn lại thường bị bỏ hoang bởi trồng lúa không hiệu quả, lãnh đạo xã Thiện Kế, Sơn Dương, Tuyên Quang bàn nhau tìm giải pháp lựa chọn loại cây thích hợp để đưa vào trồng nhằm tăng hệ số sử dụng đất và nâng cao hiệu quả kinh tế. Và cây măng tây được lựa chọn đưa vào trồng thử nghiệm.
Ông Nguyễn Văn Lợi, Chủ tịch UBND xã Thiện Kế cho biết, giai đoạn mới đưa vào trồng xã chỉ trồng thử nghiệm 3 sào. Sau 3 tháng chăm sóc, những khóm măng tây đầu tiên đã cho thu hoạch bói, sau 6 tháng cho thu hoạch rộ. Trung bình mỗi sào măng tây thu được 3 kg/ngày, với giá 50.000 đồng/kg thương lái thu tại vườn. Sau 1 năm trồng măng tây, trừ chi phí người nông dân có thể thu lãi 20 triệu đồng/sào, cao gấp 10 lần so với trồng lúa.
Trung bình mỗi sào măng tây, chi phí đầu tư khoảng 8 triệu, gồm tiền giống, phân bón, dây buộc, cây chống… Cây măng tây không đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc quá cầu kỳ, nhưng những người trồng măng tây thường là những nông dân cần mẫn. Bởi các công đoạn chăm sóc, bón phân, làm cỏ thường kỹ hơn so với cây trồng khác. Giai đoạn mới trồng, người nông dân cần phải vun cao luống, rồi phủ bạt.
Măng tây gieo trồng tốt nhất ở 2 vụ trong năm: Gieo cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 rồi trồng tháng 2, tháng 3; và gieo cuối tháng 2 đến tháng 4 để trồng từ tháng 4 đến tháng 6 dương lịch. Đến khi cây từ 6 tháng trở đi, gần như ngày nào người dân cũng được thu hoạch. 1 năm cây thường cho thu hoạch tới 9 tháng, trong đó riêng dịp tháng 9, tháng thời tiết thuận lợi cây cho năng suất đạt 5 kg/sào. Trong năm có 2 tháng mùa đông rét đậm và 1 tháng mùa hè nắng nóng cây thường ít được thu hoạch.
Khi hiệu quả kinh tế được khẳng định, từ 3 sào ban đầu cây măng tây ở xã Thiện Kế nhanh chóng được mở rộng diện tích lên đến 4 ha. Gia đình ông Diệp Xuân Chính là một trong những hộ tiên phong trồng măng tây ở Thiện Kế. Là hộ đi đầu ông biết sẽ khó khăn nhưng nếu không mạo hiểm thì nhìn đất chỉ làm được 1 vụ lúa, còn lại bỏ hoang. Được chính quyền xã động viên, ông đã mạnh dạn đưa vào trồng 2 sào. Sau nửa năm chăm sóc vườn măng tây đã cho thu hoạch, trừ chi phí, mỗi sào ông thu lãi 20 triệu đồng/năm.
Ông Chính cho biết, cây măng tây lớn rất nhanh, mới chiều hôm trước mầm còn lú nhú dưới đất thì sáng hôm sao ra vườn đã thấy mầm dài cỡ gang tay. Đây cũng là thời điểm cây măng thu hoạch đẹp nhất, cho chất lượng thơm ngon và được giá nhất khi bán cho thương lái.
Sau 2 năm trồng, chăm sóc, ông Chính rút ra được một số kinh nghiệm như: Khi thu hoạch không nên tham mà cắt hết toàn bộ số măng vì như vậy vườn sẽ rất dễ bị hỏng. Nếu cắt liên tục, không có chu kỳ nghỉ thì chỉ thu hoạch được vài vụ là măng tây sẽ chết cả vườn. Bởi thế ông thường hướng dẫn những hộ trồng sau rằng, khi thu hoạch không nên thu hết, phải thường xuyên gối vụ thì vườn cây mới bền. Một đặc điểm thuận lợi trong việc tiêu thụ là các quy trình chăm sóc cây măng tây hoàn toàn theo tiêu chuẩn sạch...
Theo Đào Thanh/nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã