Học tập đạo đức HCM

Cam Hà Giang xuống phố

Thứ năm - 03/12/2020 11:00
Hà Giang hiện có khoảng 10.000ha cam các loại, sản lượng ước đạt 63.000 tấn. Tại Hội chợ Triển lãm Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 20 - AgroViet 2020 diễn ra tại Hà Nội, sản phẩm cam có chất lượng của Hà Giang đã xuống phố phục vụ người dân Thủ đô.
d
 
Các đại biểu cắt bằng khai trương không gian “Tuần hàng giới thiệu sản phẩm cam và sản phẩm ocop tỉnh Hà Giang”.

Bà Hà Thị Minh Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang cho biết, những năm qua, thực hiện Đề án tái cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp, song song với việc quy hoạch định hướng lại hàng hóa nông nghiệp, Hà Giang còn ban hành cơ chế, chính sách tập trung cho các sản phẩm như: cam, chè, mật ong, dược liệu, đại gia súc và chương trình OCOP.

Đến nay, Hà Giang có 07 sản phẩm đã được cấp chỉ dẫn địa lý; đánh giá, phân hạng cho 82 sản phẩm đạt 3 sao, 36 sản phẩm đạt 04 sao và 02 sản phẩm đạt 5 sao đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT xem xét, công nhận...

s
 
 Ông Lê Minh Hoan, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT (đứng giữa) thăm và thưởng thức sản phẩm trà của Hà Giang.

Nâng cao giá trị sản xuất, kết nối người sản xuất với người tiêu dùng là một trong những giải pháp quan trọng được tỉnh Hà Giang quan tâm triển khai và đã đạt được những kết quả tích cực. Qua đó góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; nhiều sản phẩm đã tạo thành vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn và khẳng định được vị thế trên thị trường nhờ uy tín, chất lượng.

Điển hình như sản phẩm cam sành Hà Giang có diện tích lớn nhất các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc với tổng diện tích 6.849,1 ha, được Hiệp hội Khoa học và Công nghệ lương thực thực phẩm Việt Nam chứng nhận danh hiệu vàng “Món ngon tinh hoa ẩm thực Việt”; sản phẩm chè có sản lượng đứng thứ 3 cả nước (trong đó có 7.200 ha trà Shan tuyết cổ thụ) và tại cuộc thi Trà quốc tế 2019 tổ chức tại Pháp, sản phẩm Trà Shan tuyết Cổ thụ Tây Côn Lĩnh của Hà Giang đã đạt được 3 giải thưởng cao nhất...

Thông qua công tác xúc tiến thương mại, một số sản phẩm nông sản của tỉnh Hà Giang đã tạo được thị trường ổn định và tiêu thụ mạnh ở trong nước như cam sành, chè, mật ong…, đặc biệt sản phẩm chè đã xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản và một số nước châu Âu.

s
 

 

s

 Cam vàng Hà Giang trưng bày, giới thiệu tại Hội chợ.

Đây là minh chứng rõ nét nhất cho những nỗ lực của Hà Giang trong chính sách phát triển cây trồng, vật nuôi chủ lực có giá trị kinh tế cao an toàn với người sử dụng. Trong niên vụ 2020 - 2021, sản lượng cam (cam vàng và cam sành) cho thu hoạch ước đạt khoảng 63.000 tấn; sản lượng mật ong dự kiến cho thu trên 200.000 lít; sản lượng chè đạt trên 70.000 tấn/năm, chủ yếu là chè đen, chè vàng, chè xanh.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Khắc Quyền, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Hà Giang cho biết: "Những năm gần đây, Hà Giang coi xúc tiến thương mại là vấn đề quan trọng hàng đầu, có sự chỉ đạo xuyên suốt từ Tỉnh ủy, UBND tỉnh đến các sở ngành nên chúng tôi đã chủ động xây dựng chương trình xúc tiến thương mại ngay từ lúc cam mới ra hoa để người tiêu dùng cả nước nắm bắt được về quy trình sản xuất và mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm.

s
 
s
 

 

s

 

s
 Nhiều sản phẩm chế biến từ cam được giới thiệu đến người dân Thủ đô.

Hiện, Hà Giang có hai sản phẩm chính gồm cam vàng và cam sành với diện tích 10.000 ha, sản lượng khoảng 63.000 tấn/năm. Hà Giang chỉ đạo xây dựng Đề án cây có múi trên địa bàn tỉnh, do đó, chúng tôi sẽ quy hoạch lại toàn bộ vùng nguyên liệu của tỉnh, vùng nào trồng cam sành, vùng nào trồng cam vàng, để diện tích không mở rộng thêm, đảm bảo sản xuất ra hàng hóa có chất lượng, có chỉ dẫn địa lý".

Theo ông Quyền, tỉnh hiện có 3 cơ sở chế biến, tuy nhiên sản lượng chế biến chỉ chiếm khoảng 5% sản lượng. Trong tương lai, để đảm bảo tiêu thụ, ổn định đầu ra, chúng tôi sẽ kêu gọi thêm các đơn vị chế biến đảm bảo cho các sản phẩm cam cung cấp cho người tiêu dùng quanh năm.

Nguồn tin: Hoàng Văn/kinhtenongthon.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập92
  • Hôm nay38,591
  • Tháng hiện tại916,945
  • Tổng lượt truy cập90,980,338
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây