Việt Nam có 54 dân tộc anh em, ngoại trừ dân tộc Kinh chiếm đa số, 53 dân tộc còn lại đều được coi là dân tộc thiểu số với những khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, tập tục, luật tục,... Các vấn đề về dân tộc thiểu số từ quản lý nhà nước tới hoạt động sinh hoạt thường ngày của người dân đều được Đảng, Nhà nước và lãnh đạo các cấp quan tâm giải quyết.
Bộ KH&CN được Chính phủ giao chủ trì triển khai Chương trình "Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi" (Chương trình).
Tính đến nay, Chương trình đã được thực hiện qua bốn giai đoạn: Giai đoạn từ năm 1998-2002 (theo Quyết định số 132/1998/QĐ-TTg ngày 21/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ); Giai đoạn từ năm 2004-2010 (theo Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 05/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ) và Giai đoạn từ năm 2011-2015 (theo Quyết định số 1831/QĐ-TTg ngày 01/10/2010); giai đoạn hiện nay là từ năm 2011-2025 (10 năm, theo Quyết định số 1747/QĐ-TTg ngày 13/10/2015).
Trải qua 15 năm thực hiện Chương trình đã triển khai thực hiện qua 3 giai đoạn với 856 dự án tại 62 tỉnh, thành phố. Thông qua Chương trình đã huy động lực lượng cán bộ KH&CN của trên 80 cơ quan KH&CN Trung ương và lực lượng cán bộ KH&CN của các địa phư-ơng làm công tác chuyển giao công nghệ và đã chuyển giao được 4.804 lượt công nghệ vào sản xuất, đào tạo 11.136 kỹ thuật viên cơ sở, đào tạo ngắn hạn cho trên 1.700 cán bộ quản lý KH&CN ở địa phương, tập huấn cho 237.704 lượt nông dân. Đã sử dụng khoảng 38.387 lao động tại chỗ góp phần giải quyết được tình trạng lao động dôi dư và tăng thu nhập cho nông dân.
Ghi nhận hiệu quả tốt của Chương trình, nên sau khi tổng kết 15 năm thực hiện Chương trình vào năm 2015 Thủ tướng Chính phủ đã một lần nữa phê duyệt cho Chương trình tiếp tục thực hiện giai đoạn 10 năm 2016-2025 (Quyết định 1747/QĐ-TTg ngày 13/10/2015).
Sau 5 triển khai từ 2016-2020 Bộ KH&CN đã phê duyệt cho thực hiện trên 353 dự án, trong đó có gần 288 dự án do Trung ương quản lý và trên 68 dự án ủy quyền cho địa phương (tỉnh, thành phố) quản lý. Trong số đó có gần 40% số dự án được thực hiện ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số; trên 20% số dự án dự án có mô hình liên kết ứng dụng KH&CN theo chuỗi giá trị hàng hóa, tạo sinh kế cho người dân. Như vậy các tỉ lệ này đã cao hơn hoặc đạt được mục tiêu đặt ra của Chương trình theo Quyết định số 1747/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (Sẽ cập nhật các số liệu mới khi có thông tin chính thức từ VPNTMN).
Dự kiến khi kết thúc các dự án, sẽ có trên 1.300 công nghệ mới được chuyển giao và ứng dụng vào sản xuất; xây dựng được hơn 1.000 mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho khoảng 4.700 cán bộ kỹ thuật; tập huấn kỹ thuật cho 53.000 lượt người dân. Với kết quả này, các mục tiêu đặt ra của Chương trình hoàn toàn có thể hoàn thành.
Trên cơ sở đó, Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông khoa học và công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức buổi tọa đàm trực tuyến với chủ đề: "Hiệu quả chương trình nông thôn miền núi giai đoạn 2016-2020". Buổi tọa đàm sẽ được tường thuật trực tiếp trên Báo điện tử Dân Việt vào lúc 14h30' ngày 04/12/2020.
Nguồn tin: Phương Nga/danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã