Học tập đạo đức HCM

Từ lời động viên của Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường

Thứ ba - 07/07/2020 22:44
Được động viên khi đàn lợn nái bị dịch bệnh, 1 trang trại ở Hải Phòng đã tích cực khống chế dịch, tái đàn mạnh mẽ và cung cấp con giống cho thị trường.
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường và Chủ tịch UBND TP Hải Phòng vào kiểm tra trang trại chăn nuôi Đảo Bầu. Ảnh: Tùng Đinh.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường và Chủ tịch UBND TP Hải Phòng vào kiểm tra trang trại chăn nuôi Đảo Bầu. Ảnh: Tùng Đinh.

Quy trình chăn nuôi 14 bước

Dịch tả lợn châu Phi xảy ra trên địa bàn Hải Phòng từ 22/2/2019, chỉ sau một thời gian ngắn, gần 20.000 cơ sở chăn nuôi bị dịch bệnh này càn quét qua khiến 182.923 con lợn phải tiêu hủy, ước thiệt hại hơn 452 tỷ đồng.

Là một trong những hộ bị dịch tả lợn châu Phi ‘ghé thăm’ gần như là tốp cuối cùng tại Hải Phòng, ông Bùi Minh Họa, chủ trang trại chăn nuôi lợn Đảo Bầu tại xã Mỹ Đức, huyện An Lão đến nay vẫn không tin là dịch có thể xảy ra tại cơ sở chăn nuôi của mình. Trong cơn đại dịch này, trang trại chăn nuôi của ông bị tiêu hủy hơn 700 con lợn, trong đó có tới 400/600 lợn nái đang đẻ.

Nói về việc này, ông Họa cho biết: “Gia đình tôi là hộ dân bị dịch tả lợn châu Phi thuộc nhóm sau cùng tại Hải Phòng, người ta bị gần như hết rồi đàn lợn tôi mới bị. Trong công tác phòng chống dịch, chúng tôi thực hiện rất nghiêm ngặt 8 bước về chăn nuôi an toàn sinh học, vệ sinh thú y, khử trùng… để ý kỹ và rất chi tiết nhưng do yếu tố khách quan nên vẫn bị dịch”.

Trong lúc hoang mang, ngày 7/6/2019, trong một chuyến công tác về Hải Phòng, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường có ghé thăm trang trại của ông Họa và động viên cố gắng giữ đàn lợn nái và hứa sẽ quay lại thăm.

Được động viên, với kinh nghiệm sẵn có, ông Họa và cộng sự đã thực hiện nhiều giải pháp phòng chống dịch sáng tạo, quyết tâm ngăn chặn dịch bệnh. Ông Họa đã đưa ra quy trình “Chăn nuôi lợn thời dịch tả lợn châu Phi” với 14 bước và cho cán bộ, công nhân thực hiện nghiêm ngặt như: kiểm soát chặt chẽ vật tư, vật liệu, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y… vào trại chăn nuôi; tổ chức kiểm soát chặt chẽ người và phương tiện đến giao dịch, không cho xe bắt lợn vào trong trại mà dùng phương tiện trung chuyển,

Bao vây từng khu chăn nuôi, từng chuồng nuôi bằng vôi nước, bằng vôi, đầu mỗi chuồng đều có hố vôi và hố nhúng ủng bằng thuốc sát trùng… biến mỗi khu thành 1 đảo độc lập. Đồng thời, thực hiện nghiêm ngặt việc ra vào chuồng của công nhân như: nhúng chân vào hố sát trùng khi vào chuồng trại, tắm rửa bằng nước sát trùng và thay quần áo trong chuồng…

Ông Bùi Minh Họa báo cáo kết quả tái đàn lợn và việc phát triển lợn giống cung ứng cho thị trường. Ảnh: Đinh Mười.

Ông Bùi Minh Họa báo cáo kết quả tái đàn lợn và việc phát triển lợn giống cung ứng cho thị trường. Ảnh: Đinh Mười.

Với quy trình nay, trang trại chăn nuôi lợn của ông Họa đã ngăn chặn được đại dịch và giữ được đàn lợn nái còn lại. Nếu như trước dịch trang trại có 620 con lợn nái thì nay đang có 500 con lợn nái, 250 con lợn hậu bị, khu vực bên ngoài có hơn 3.600 con lợn hậu bị và lợn thịt.

“Tôi rất cám ơn Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã đến thăm và động viên tôi lúc bị dịch bệnh, cám ơn thành phố Hải Phòng đã hỗ trợ tiền dịch tả lợn châu Phi kịp thời để tôi phát triển sản xuất.

Hiện nay đàn lợn chưa bằng, nhưng đang tăng quyết liệt, số lượng lợn nái đang đẻ trước dịch nhưng cũng suýt soát rồi. Khoảng 1 tháng nữa số lượng nái đẻ của tôi là 750 con, đến quý IV thì sẽ tăng lên 950 con, số lượng lúc đó sẽ bằng 1,5 lần lúc trước khi có dịch. Hiện tại, chúng tôi có thể cung cấp 200 con, 3 tháng tới có thể cung cấp 500-600 con/1 tháng. Với mức độ phát triển đàn như hiện tại thì tôi có thể cung cấp cho nhu cầu của Hải Phòng” – ông Họa khẳng định.

Bộ trưởng yêu cầu nhân rộng

Ngày 7/7, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, cùng đoàn công tác của Bộ NN-PTNT và lãnh đạo UBND TP Hải Phòng đã quay lại kiểm tra công tác tái đàn lợn tại trang trại ông Bùi Mình Họa, tại xã Mỹ Đức, huyện An Lão, Hải Phòng.

Bộ trưởng đã khen ngợi cơ sở chăn nuôi của ông Họa đã sáng tạo vươn lên khắc phục, ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi. Việc này không chỉ phục hồi đàn, tái đàn tốt mà nay còn cung cấp con giống cho Hải Phòng, cùng cả nước thực hiện tái đàn lợn sau dịch. Bộ trưởng đề nghị cần nhân rộng quy trình nuôi lợn hiệu quả, an toàn này ra cho các trang trại chăn nuôi tại Hải Phòng.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường kiểm tra công tác tái đàn tại trang trại chăn nuôi Đảo Bầu sáng 7/7. Ảnh: Tùng Đinh.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường kiểm tra công tác tái đàn tại trang trại chăn nuôi Đảo Bầu sáng 7/7. Ảnh: Tùng Đinh.

“Là người nông dân, trước tình hình dịch đặc biệt như thế đã biết ứng dụng triệt để các nhóm giải pháp khoa học công nghệ, hướng dẫn của chuyên ngành. Chúng ta vừa nghe 14 bước rất cụ thể, rất sáng tạo, triệt để… Biểu dương anh Họa, anh Bách, cố gắng từ nay đến cuối năm, tăng cường mở rộng sản xuất, không chỉ đưa ra hiệu quả cho mình mà còn góp phần tăng đàn giống cho Hải Phòng và một số địa phương lân cận” – Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.

Hải Phòng là một trong những địa phương có dịch tả lợn châu Phi sớm, một trong những địa phương thiệt hại lớn nhất cả nước với 19.340 cơ sở chăn nuôi bị thiệt hại, tiêu hủy 183.000 con với khối lượng tiêu hủy 9.700 tấn, chiếm 53% số tổng đàn, trên địa bàn 175 xã, phường thuộc 13 quận, huyện.

Hiện tại trang trại này đang cung cấp 200-300 con lợn giống cho thị trường trong 1 tháng và sẽ tăng gấp đôi trong vài tháng tới. Ảnh: Tùng Đinh. 

Hiện tại trang trại này đang cung cấp 200-300 con lợn giống cho thị trường trong 1 tháng và sẽ tăng gấp đôi trong vài tháng tới. Ảnh: Tùng Đinh. 

Trong việc phòng chống dịch tả lợn châu Phi, địa phương đã vào cuộc rất quyết liệt trong xử lí, phát hiện, khử độc, tiêu trùng và các nhóm giải pháp phòng chống dịch khác hiệu quả. Trong việc hỗ trợ bà con đã thực hiện kịp thời, Hải Phòng từ ngân sách 425 tỷ đồng, trong đó, hỗ trợ tiêu hủy là 347 tỷ, chi phí khác 175 tỷ.

Ông Nguyễn Văn Tùng – Chủ tịch UBND TP Hải Phòng cho biết: "Đến đầu năm 2020, Hải Phòng đã chi trả hết tiền hỗ trợ dịch tả lợn châu Phi cho người dân, phục vụ tái sản xuất. Về việc tái đàn, cho đến thời điểm này có 2.183 cơ sở chăn nuôi lợn thực hiện tái đàn với số lượng 117.000 con. So với cùng thời điểm năm ngoái, so với thời điểm cao nhất năm 2019 bằng 44%, có hơn 2.000 cơ sở chuyển sang chăn nuôi các loại vật nuôi khác. Thành phố luôn quan tâm, tạo điều kiện, hỗ trợ phát triển giống, hỗ trợ tái đàn, đề nghị Bộ NN-PTNT tiếp tục quan tâm, giúp đỡ Hải Phòng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn".

 

Nguồn tin: Đinh Mười - Tùng Đinh/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập160
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm157
  • Hôm nay44,559
  • Tháng hiện tại89,592
  • Tổng lượt truy cập91,263,321
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây