Hôm chúng tôi đến thăm, ông Khánh đang xuất bán lứa cá trê đồng, phải mất hơn 30 phút ông mới sắp xếp công việc để tiếp tiếp chuyện. Bên chén trà nóng, ông Khánh bảo, lứa cá trê đồng này ông bắt được khoảng 1 tấn.
Cá trên của ông lúc nào cũng bán được giá hơn chỗ khác, cá được cho ăn thêm giun quế nên thịt thơm ngon chắc như cá trê đồng tự nhiên.
Để dẫn chứng lời mình vừa nói, ông dẫn phóng viên Dân Việt đi thăm quan chuồng thỏ, nơi mà ông đang tận dụng nguồn phân thỏ để nuôi giun quế. Mô hình này giúp ông giải quyết tốt được vấn đề ôi nhiễm môi trường xung quanh, tiết kiệm được công chăm sóc và có nguồn giun quế nuôi cá.
Khu chuồng của ông Khánh hiện đang nuôi hơn 1.000 con thỏ, mỗi dãy chuồng thỏ được ông đặt cách mặt đất gần 1 mét, phía dưới là các bể nuôi giun rộng 1,2 – 1,5 mét chạy dài theo chuồng nuôi, cao chừng 16 – 17cm và được xây tường bao quanh.Khoảng cách giữa các dãy chuồng nuôi thỏ rộng 90cm được xây để làm lối đi lại tiện cho việc cho thỏ ăn uống.
Ông Trần Quốc Khánh chia sẻ, nhờ phương pháp nuôi kết hợp lạ mà hay này giúp cả hai loài vật đều phát triển và sinh trưởng tốt.
Chất thải từ thỏ sẽ được thải trực tiếp xuống nền chuồng, sau đó sẽ trở thành thức ăn và tạo thành môi trường lý tưởng cho con giun quế phát triển.
Nhờ đặc tính phân hủy chất thải là phân thỏ thành phân hữu cơ của giun quế mà cải thiện môi trường, giúp thỏ nhanh lớn và hạn chế bị các loại bệnh thông thường ở thỏ như nấm hay ghẻ.
"Nuôi thỏ theo cách này không những tiết kiệm được công chăm sóc mà còn giúp thỏ lớn nhanh, đặc biệt có thêm nguồn giun để nuôi cá trê đồng. Cá trê cho ăn thêm giun sẽ lớn rất nhanh và đỡ bị bệnh tật nên cho hiệu quả kinh tế cao", ông Khánh vui vẻ nói.
Cũng theo ông Khánh, ngoài thu được nguồn giun làm thức ăn cho cá, phân giun quế còn được sử dụng bón rau xanh, cây ăn quả, cỏ voi để lấy thức ăn xanh cho đàn thỏ. Mô hình chăn nuôi kết hợp của ông đang cho thấy hiệu quả rõ rệt, tiết kiệm được nhiều chi phí so với cách nuôi bình thường.
Hiện gia đình ông Khánh đang nuôi hơn 1000 con thỏ to nhỏ, trong đó thỏ mẹ là 150 con, mỗi tháng xuất bán trung bình khoảng 5 tạ thỏ thương phẩm với giá 80 ngàn đồng. Giúp gia đình ông có doanh thu từ nuôi thỏ khoảng 40 triệu đồng/tháng.Về cá trê đồng, trung bình mỗi năm gia đình ông xuất bán 2 lứa, mỗi lứa hơn 1 tấn cá trê thương phẩm, loại khoảng 4-6 con/kg với giá trên dưới 60 ngàn/kg. Nhờ có nguồn giun làm thức ăn nên ông tiết kiệm được một khoản kha khá tiền thức ăn, bên cạnh đó đàn cá lớn nhanh hơn khi chỉ ăn mỗi cám.
Ngoài ra, ông đang triển khai nuôi cá rô đồng với quy mô lớn, vụ nuôi thử vừa rồi ông Khánh thu về hơn 1 tấn cá rô đồng thương phẩm. "Nhờ mô hình nuôi kết hợp này mà tôi tận dụng được thêm nguồn thức ăn, từ đó giảm chi phí sản xuất. Sau khi trừ hết chi phí, mỗi năm tôi có thu nhập khoảng 300 triệu đồng", ông Khánh tiết lộ.
Nói thêm về nuôi giun quế dưới chuồng thỏ, ông Khánh cho hay, cách làm này đã đem lại ưu điểm rõ rệt như: tăng hiệu quả kinh tế, tiết kiệm công chăm sóc và đặc biệt giúp môi trường luôn sạch sẽ và không ôi nhiễm.
"Nếu như trước đây, mỗi ngày tôi đều phải từ 2-3 lần để vệ sinh chuồng trại nuôi thỏ thì nay một tháng tôi chỉ cần bỏ ra từ 2-3 ngày dọn dẹp là xong. Vì vậy, tôi có nhiều thời gian để nuôi thêm cá trê đồng mà đàn thỏ vẫn phát triển bình thường và thậm chí còn lớn nhanh hơn trước", ông Khánh chia sẻ.
Theo Phạm Anh/danviet.vn
https://danviet.vn/thai-binh-doc-dao-mo-hinh-con-tho-nuoi-con-giun-con-giun-nuoi-ca-tre-dong-20200707231727053.htm
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã