Đầu tư hơn 458 tỷ đồng
Ông Đặng Hữu Lên- Phó Chủ tịch UBND huyện Điện Bàn cho biết, trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2015 tầm nhìn đến 2020, quy hoạch chung xây dựng Điện Bàn đến năm 2030 đã được UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt. Thời gian qua, Điện Bàn đã phát huy được các lợi thế về tiềm năng để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng đô thị, hạ tầng nông thôn. Nhờ đó mà diện mạo khu vực đô thị và nông thôn mới của Điện Bàn đã có những thay đổi đáng kể.
Trong 5 năm gần đây, Điện Bàn đã dành trên 3.600 tỷ đồng để đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng đô thị và nông nghiệp, nông thôn. Ngoài ra, Điện Bàn đã tập trung nguồn lực đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng tại các khu vực nội thị như các khu dân cư thị trấn Vĩnh Điện, các khu tái định cư để thực hiện các dự án du lịch ven biển và đường cao tốc, các khu dân cư dọc QL1A từ Điện Phương đến Điện Thắng Bắc; các tuyến giao thông trọng yếu ĐH8, ĐH9, từ nguồn vốn của Trung ương tập trung nâng cấp và mở rộng QL1A đoạn ngã ba đường tránh Điện An đến cầu Vĩnh Điện…
Ông Nguyễn Đức Chơi- Trưởng phòng Nông nghiệp huyện cho hay, những năm qua, bên cạnh đầu tư hạ tầng, huyện Điện Bàn cũng rất chú trọng đến vấn đề đầu tư xây dựng NTM tại các địa phương và các xã điểm NTM trong kế hoạch 2011-2015. Tính đến nay, sau 3,5 năm triển khai thực hiện Chương trình, từ các nguồn vốn lồng ghép khác nhau, Điện Bàn đã đầu tư hơn 458 tỷ đồng cho xây dựng NTM. Ngoài nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ chương trình, các xã triển khai NTM giai đoạn 2011- 2015 còn lồng ghép đầu tư hơn 400 tỷ đồng để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở khu vực nông thôn.
Đặc biệt, chủ trương xây dựng NTM được nhân dân đồng tình hưởng ứng, trong hơn 3 năm qua, nhân dân đã đóng góp hơn 78 tỷ đồng, hiến trên 100.000m2 đất và trên 24.000 ngày công làm đường giao thông nông thôn, nội đồng, kiên cố hóa kênh mương…
Đạt tiêu chí về hộ nghèo
Ông Chơi cho biết thêm, sau hơn 3 năm triển khai thực hiện NTM, nhờ phát huy mọi nguồn lực, Điện Bàn đã đạt những kết quả đáng kể. Bộ mặt nông thôn ở các xã xây dựng NTM điểm có những thay đổi rõ nét. Đến đầu năm 2014 mỗi xã tăng từ 4-10 tiêu chí (TC) so thời điểm mới triển khai chương trình. Đến cuối năm 2013, xã Điện Quang đạt 16 TC, Điện Phước đạt 15, Điện Trung đạt 16, Điện Hồng đạt 15, Điện Phong đạt 15, Điện Thọ đạt 15, Điện Hòa đạt 12. Ngoài ra, các xã còn lại đạt thấp nhất là 10 và cao nhất là 15 TC. Riêng đối với các xã vùng đông (Điện Ngọc, Điện Nam Đông, Điện Nam Bắc, Điện Nam Trung và Điện Dương) đã được công nhận đô thị loại V, trong định hướng hình thành các phường nội thị trong năm 2015. Với sự tập trung như hiện nay, mục tiêu từ nay đến cuối năm, Điện Bàn sẽ có 2 xã về đích, cơ bản hoàn thành 19/19 tiêu chí và còn lại 5 xã sẽ hoàn thành vào 2015 là điều có khả năng đạt được.
“Trên cơ sở các đề án xây dựng NTM, các địa phương đã triển khai lập phương án phát triển sản xuất, xây dựng, phát triển các mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao. Nhờ cách làm này, mà thu nhập của người nông dân trên địa bàn đã tăng lên đáng kể. Thu nhập của người dân tại các xã điểm năm 2013 tăng bình quân 20% và 100% các xã đều đạt chuẩn về tiêu chí thu nhập. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm đáng kể qua từng năm, đến nay tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện chỉ còn 4,49%...”- ông Lên chia sẻ.
Đoàn Hồng
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã