Quang cảnh hội nghị |
Theo Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương: Thời gian qua, chương trình OCOP đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương, sự vào cuộc mạnh mẽ của cấp ủy, chính quyền ở các địa phương, cùng sự nỗ lực của các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân. Đặc biệt, nhiều địa phương khu vực ĐBSCL có sự quan tâm đặc biệt của các cấp ủy, chính quyền trong chỉ đạo, điều hành để xây dựng các mô hình hay và phát huy các cách làm sáng tạo trong triển khai, phát triển OCOP của địa phương. Tính đến tháng 10/ 2020, tại các tỉnh, thành phía Nam gồm vùng ĐBSCL và Đông Nam Bộ có 11/19 tỉnh, thành tổ chức đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP, với số lượng sản phẩm được đánh giá, phân hạng chỉ chiếm 18,07% tổng số sản phẩm OCOP của cả nước.
Các tỉnh tại ĐBSCL là Bến Tre, Sóc Trăng và Đồng Tháp nằm trong nhóm 10 tỉnh có số lượng sản phẩm OCOP cao nhất cả nước. Hiện vùng ĐBSCL có số lượng sản phẩm OCOP đứng thứ 3 cả nước, với 375 sản phẩm, chiếm 17,3%, trong đó số lượng sản phẩm đạt 3 sao chiếm gần 62,7% và 33% sản phẩm 4 sao. Tại khu vực Đông Nam bộ, mới chỉ có tỉnh Đồng Nai đánh giá, phân hạng sản phẩm với 17 sản phẩm; trong đó 15 sản phẩm đạt 3 sao, chiếm 88,2%...
Thời gian qua, các địa phường vùng ĐBSCL và Đông Nam bộ đã phát huy lợi thế của các sản phẩm vùng miền, gắn với thế mạnh của vùng như: trái cây, lúa gạo, du lịch sinh thái để lựa chọn, tập trung phát triển các sản phẩm OCOP mang đặc trưng của địa phương như: dừa, bưởi, sầu riêng, chôm chôm của Bến Tre; lúa gạo ở Sóc Trăng, An Giang; trái cây, du lịch ở Đồng Tháp…. Qua đó, từng bước hình thành chuỗi liên kết bền vững, nâng cao giá trị cho người sản xuất, sản phẩm có chất lượng an toàn, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP được các tỉnh khu vực ĐBSCL trú trọng, tập trung triển khai và mang lại những kết quả tích cực, đặc biệt là tổ chức các sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch, kết nối cung cầu ở Bến Tre, Sóc Trăng, Đồng Tháp. Các sự kiện đều được các địa phương lựa chọn chủ đề phù hợp, mang đặc trưng gắn với lợi thế của từng địa phương như: Lễ hội dừa Bến Tre, lễ hội hoa Sa Đéc, phát triển du lịch cộng đồng, kết nối tour – tuyến du lịch Sóc Trăng…; qua đó hình thành những sự kiện đặc sắc trong phát triển sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư phát biểu tại hội nghị |
Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chương trình OCOP đã thể hiện được sự phù hợp về định hướng, chính sách nhằm phát huy thế mạnh, lợi thế về điều kiện tự nhiên, văn hóa của các địa phương, huy động sự tham gia của tất cả các cấp, các ngành, hệ thống chính trị, phát triển OCOP trở thành giải pháp được ưu tiên trong phát triển kinh tế nông thôn, gắn với xây dựng nông thôn mới. Góp phần tích cực tạo việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế của hộ gia đình nông thôn, đặc biệt là phát huy vai trò của phụ nữ nông thôn, các nhóm người yếu thế như đồng bào dân tộc thiểu số, phát triển sản phẩm OCOP không chỉ là giải pháp để tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình, mà còn là cơ hội, điều kiện để họ có thời gian chăm lo và thực hiện trách nhiệm đối với gia đình và cộng đồng địa phương.
Giai đoạn 2021-2025, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định: Chương trình OCOP tiếp tục là một chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững, tập trung phát triển các sản phẩm đặc sản, ngành nghề nông thôn gắn với đơn vị làng, xã để phát suy nội lực, sức sáng tạo, hình thành các chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa gắn với cộng đồng. Phát triển sản phẩm OCOP gắn với khai thác các lợi thế về nguyên liệu địa phương, văn hóa và tri thức bản địa, gắn với mục tiêu tạo việc làm, nâng cao thu nhập, giảm nghèo và an sinh xã hội ở khu vực nông thôn, đặc biệt là các vùng khó khăn, miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số…
Ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang tặng các sản phẩm OCOP đạt 3 sao, 4 sao cho lãnh đạo Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương |
Thời gian tới, các tỉnh phía Nam trong đó có tỉnh An Giang tập trung phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị, phù hợp với lợi thế và điều kiện của địa phương theo 6 nhóm sản phẩm, ưu tiên các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ đặc sắc, truyền thống và có lợi thế ở mỗi địa phương, theo hướng phát huy nội lực, gia tăng giá trị, gắn với cộng đồng; xây dựng hệ thống quản lý, giám sát sản phẩm OCOP; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu cho sản phẩm OCOP; nâng cao năng lực hệ thống hỗ trợ triển khai Chương trình OCOP; hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ và nâng cao quy trình – công nghệ sơ chế, chế biến; quy hoạch và phát triển các vùng nguyên liệu nông sản đặc trưng; xây dựng các mô hình du lịch trải nghiệm, du lịch nông nghiệp gắn với vùng nguyên liệu, sản phẩm OCOP đặc trưng theo vùng, miền và dân tộc…
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam phát biểu chỉ đạo hội nghị |
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam đánh giá cao những kết quả tích cực từ chương trình OCOP, đặc biệt chương trình đã thu hút sự tham gia và phát huy tốt vai trò của phụ nữ thông thôn, các hợp tác xã nông nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa phương, tới đây cần tiếp tục phát huy. Để đạt hiệu quả cao trong phát triển sản phẩm OCOP, thứ trưởng cũng lưu ý tới đây các địa phương và tổ chức, cá nhân có liên quan cần chú ý sản phảm OCOP phải đảm bảo vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm, bao bì, nhãn mác, chỉ dẫn địa lý, cũng như đảm bảo nguồn gốc về nguyên liệu làm ra sản phẩm và phải sử dụng lao động tại địa phương./.
Quang Minh/angiang.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã