Nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành thực hiện
- Kết luận số 372-KL/TU ngày 27/9/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chương trình Mỗi xã, phường, thị trấn một sản phẩm tỉnh Bắc Ninh;
- Quyết định số 2132/QĐ-UBND ngày 16/11/2018 của UBND tỉnh về phê duyệt Đề án Mỗi xã, phường, thị trấn một sản phẩm tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 345/QĐ-UBND ngày 18/3/2019 của UBND tỉnh về việc thành lập Ban chỉ đạo Chương trình Mỗi xã, phường, thị trấn một sản phẩm tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 348/QĐ-UBND ngày 19/3/2019 của UBND tỉnh về việc thành lập Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo Chương trình Mỗi xã, phường, thị trấn một sản phẩm tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030;
- Kế hoạch số 205/KH-UBND ngày 25/6/2019 của UBND tỉnh về việc triển khai Chương trình Mỗi xã, phường, thị trấn một sản phẩm (OCOP) tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2019-2020;
- Quyết định số 1498/QĐ-UBND ngày 30/9/2019 của UBND tỉnh về việc phê duyệt danh mục sản phẩm tham gia Chương trình Mỗi xã, phường, thị trấn một sản phẩm (OCOP) tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2019 - 2020 (đợt 1) gồm có 25 sản phẩm;
- Quyết định 1063/QĐ-UBND ngày 5/8/2020 của UBND tỉnh về việc phê duyệt danh mục sản phẩm tham gia Chương trình Mỗi xã, phường, thị trấn một sản phẩm (OCOP) tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2019-2020 (Đợt 2) gồm có 24 sản phẩm.
- Quyết định 1148/QĐ-UBND ngày 24/8/2020 của UBND tỉnh về việc thành lập Hội đồng và Tổ giúp việc đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình Mỗi xã, phường, thị trấn một sản phẩm (OCOP) tỉnh Bắc Ninh năm 2020;
- Các huyện, thị xã, thành phố đã ban hành kế hoạch, quyết định thành lập Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc Ban chỉ đạo Chương trình Mỗi xã, phường, thị trấn một sản phẩm… triển khai thực hiện Chương trình.
Cùng với cơ chế, chính sách là đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Hàng năm, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh đều phối hợp với các báo, đài, cổng thông tin điện tử... tuyên truyền tới cộng đồng về vai trò, ý nghĩa... của Chương trình OCOP.
Đồng thời, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý cho chủ thể tham gia Chương trình OCOP và nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý Chương trình OCOP các cấp.
Những kết quả đạt được vượt mong đợi
Ngày 24/8/2020, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1148/QĐ-UBND về việc thành lập Hội đồng và Tổ giúp việc đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình Mỗi xã, phường, thị trấn một sản phẩm (OCOP) tỉnh Bắc Ninh năm 2020; Ban chỉ đạo Chương trình Mỗi xã, phường, thị trấn một sản phẩm (OCOP) tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã, phường, thị trấn một sản phẩm tỉnh Bắc Ninh từ ngày 4/9 đến ngày 5/9/2020 tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc.
Về chủ thể tham dự đánh giá, phân hạng, tỉnh có 16 chủ thể có sản phẩm đăng ký tham gia đánh giá, phân hạng. Trong đó, 7 chủ thể là doanh nghiệp, 6 chủ thể là Hợp tác xã, 3 chủ thể là hộ sản xuất kinh doanh. Về sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng năm 2020 là 36 sản phẩm trong đó, sản phẩm đủ điều kiện tham gia đánh giá, phân hạng có 33 sản phẩm.
Hội đồng đánh giá, phân hạng tỉnh thống nhất 33/33 sản phẩm đủ điều kiện tham gia đánh giá, phân hạng đều đạt từ 3 sao trở lên. Trong đó, 3 sản phẩm được Hội đồng đánh giá đạt 3 sao, 30 sản phẩm được Hội đồng đánh giá đạt 4 sao.
Để động viên kịp thời các chủ thể có sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm năm 2020, nhằm khuyến khích các chủ thể phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP, Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị UBND tỉnh quyết định thưởng cho các chủ cơ sở có sản phẩm OCOP được chứng nhận đạt từ 3 sao trở lên năm 2020 với các mức sau:
- Sản phẩm được công nhận đạt 4 sao thưởng 30 triệu đồng/sản phẩm.
- Sản phẩm được công nhận đạt 3 sao thưởng 20 triệu đồng/sản phẩm.
Tổng số tiền thưởng là 960 triệu đồng.
Sau 2 năm triển khai thực hiện Chương trình OCOP tỉnh Bắc Ninh bước đầu đã đạt được những kết quả quan trọng, tạo sức lan toả rộng rãi trong toàn hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở. Sản phẩm tham gia Chương trình OCOP không ngừng được hoàn thiện, nâng cấp và có nhiều chuyển biến rõ rệt về quy mô, chất lượng, quy trình sản xuất, chế biến cũng như mẫu mã bao bì, hệ thống nhận diện thương hiệu…
Tuy nhiên vẫn chưa hết các vướng mắc. Theo Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Ninh, chính sách hỗ trợ Chương trình Mỗi xã phường, thị trấn một sản phẩm tại Nghị quyết số 147/2018/NQ-HĐND ngày 06/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh chỉ quy định hỗ trợ sản phẩm nông nghiệp.
Trên thực tế sản phẩm OCOP đa dạng không chỉ phẩm nông nghiệp mà còn nhiều sản phẩm khác như sản phẩm làng nghề, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp nhẹ đến dịch vụ du lịch và được phân thành 6 nhóm (thực phẩm, đồ uống, thảo dược, vải và may mặc, lưu niệm - nội thất - trang trí, dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng).
Kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025
Bắc Ninh xác định Chương trình OCOP nhằm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụ quan trọng trong triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM.
Trọng tâm là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện.
Nhà nước chỉ đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện; định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; hỗ trợ các khâu đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, tín dụng.
Phấn đấu giai đoạn 2021-2025, toàn tỉnh có khoảng 50 doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia Chương trình OCOP, tối thiểu 150 sản phẩm được đánh giá, phân hạng và công nhận sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, trong đó có ít nhất 05 sản phẩm đạt 5 sao; triển khai khoảng 02 mô hình làng văn hoá du lịch; xây dựng 01 trung tâm giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP cấp tỉnh.
Giải pháp thực hiện
Để Chương trình OCOP tỉnh Bắc Ninh tiếp tục đạt hiệu quả thiết thực và lan toả rộng rãi hơn nữa tới đại đa số người dân, thời gian tới các cấp, các ngành, địa phương cần tập trung một số giải pháp sau:
- Tăng cường công tác tuyên truyền để đảm bảo mọi người dân đều biết về nội dung, mục đích, ý nghĩa của chương trình OCOP; khuyến khích người dân sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh nhằm tạo ra những sản phẩm khác biệt, ấn tượng; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong sơ chế, bảo quản để nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm.
- Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý Chương trình OCOP các cấp; Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, kinh doanh cho chủ thể sản xuất (doanh nghiệp, Hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất kinh doanh, chủ trang trại). Tổ chức cho đội ngũ cán bộ trực tiếp tham gia quản lý, điều hành Chương trình OCOP đi học tập, trao đổi kinh nghiệm triển khai Chương trình OCOP.
- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP, tập trung vào các dịp lễ hội của tỉnh, của Quốc gia; phối hợp xúc tiến các sản phẩm OCOP vào các trung tâm, siêu thị lớn trên địa bàn; tổ chức lựa chọn sản phẩm tiêu biểu tham gia hội chợ thương mại.
- Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, như tập trung đẩy mạnh hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm hộ, tổ sản xuất, hộ sản xuất kinh doanh, hợp tác xã tham gia Chương trình OCOP nâng cấp, hoàn thiện, mở rộng cơ sở sản xuất, hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh, gia tăng thành viên …
- Ban hành chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất sản phẩm OCOP…
Theo PV/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/buoc-tien-dai-chuong-trinh-ocop-xu-kinh-bac-d278130.html
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã