Học tập đạo đức HCM

OCOP Cao Bằng: chậm mà chắc

Thứ tư - 31/03/2021 03:00
Tỉnh Cao Bằng đang tiếp tục nâng cao hiệu quả chương trình OCOP, nâng cao giá trị, thương hiệu các sản phẩm theo hướng không vội vàng, chậm mà chắc.
Rèn dao tại HTX Minh Tuấn, huyện Quảng Hòa. Ảnh: Công Hải.

Rèn dao tại HTX Minh Tuấn, huyện Quảng Hòa. Ảnh: Công Hải.

Nghề rèn ở xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa đã có lịch sử hàng trăm năm nay. Xã có 5 xóm làm nghề rèn, gồm: Pác Rằng, Phia Chang, Đậu Cọ, Khào, Tiến Minh. Cả xã hiện có gần 150 lò rèn với khoảng 200 hộ làm rèn, trên 500 thợ rèn lành nghề. Với giá bán trung bình từ vài chục nghìn đồng đến hơn 200 nghìn đồng/sản phẩm, mỗi năm người dân ở Phúc Sen làm ra hàng vạn sản phẩm với giá trị hàng chục tỷ đồng, góp phần đem lại thu nhập ổn định cho người dân, giúp xóa đói giảm nghèo.

Nhận thấy hiệu quả của việc phát triển kinh tế tập thể, nhiều hộ làm rèn đã tập trung lại để thành lập hợp tác xã (HTX) chuyên sản xuất, kinh doanh các sản phẩm rèn như: HTX Minh Tuấn, HTX Long Chiến. Hàng năm, các HTX được Trung tâm Khuyến công và Phát triển tư vấn công nghiệp tỉnh Cao Bằng hỗ trợ đưa sản phẩm đi bày bán tại các hội chợ thương mại trong và ngoài tỉnh.

Du khách nước ngoài chọn mua sản phẩm dao của HTX Minh Tuấn. Ảnh: Công Hải.

Du khách nước ngoài chọn mua sản phẩm dao của HTX Minh Tuấn. Ảnh: Công Hải.

Ông Nông Văn Tuấn, Giám đốc HTX Minh Tuấn chia sẻ: Chương trình OCOP là một chương trình hiệu quả mà tỉnh triển khai, giúp nhiều sản phẩm trong tỉnh nâng cao được giá trị và thương hiệu. Vừa qua, sản phẩm dao của HTX được công nhận đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP hạng 3 sao đã giúp đơn vị mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ra nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Trung bình mỗi năm, HTX bán ra thị trường hơn 4.000 sản phẩm dao các loại.

Đặc sản miến dong tỉnh Cao Bằng được nhiều khách hàng biết đến nhờ chất lượng tốt, an toàn cho sức khỏe nhưng vẫn chưa thể khẳng định được thế mạnh do người dân vẫn chủ yếu sản xuất thủ công, chưa đăng ký thương hiệu. Những năm qua, HTX Tân Việt Á, huyện Nguyên Bình là một trong những đơn vị đi đầu tỉnh Cao Bằng trong việc đầu tư máy móc sản xuất, bao bì, nhãn mác cho sản phẩm miến dong đặc sản.

Ông Trần Đức Hiếu, Giám đốc HTX nông sản Tân Việt Á cho biết: Sau nhiều nỗ lực đầu tư nâng cao chất lượng, đăng ký nhãn mác, sản phẩm miến dong của đơn vị đạt sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh. Nhờ đó, sản phẩm đã bắt đầu vươn ra thị trường lớn ở các tỉnh, thành phố lớn và vào hệ thống các siêu thị, mang lại giá trị cao, khẳng định thương hiệu cho sản phẩm miến dong của tỉnh Cao Bằng.

Sau hơn 2 năm nỗ lực thực hiện, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự hưởng ứng của cộng đồng, việc triển khai Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã đi vào chiều sâu, mang lại hiệu quả tích cực. Cuối năm 2020, UBND tỉnh Cao Bằng ban hành quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng và công nhận sản phẩm tham gia Chương trình OCOP cấp tỉnh năm 2020 với 24 sản phẩm của 21 chủ thể đạt tiêu chuẩn sản phẩm hạng 3 sao.

Sản phẩm miến dong của HTX Tân Việt Á, huyện Nguyên Bình. Ảnh: Công Hải.

Sản phẩm miến dong của HTX Tân Việt Á, huyện Nguyên Bình. Ảnh: Công Hải.

Các sản phẩm nổi bật như: gạo nếp Hương Bảo Lạc (Doanh nghiệp tư nhân 668 Bảo Lâm); thịt xông khói, lạp sườn (HTX Tâm Hòa); miến dong Tân Việt Á (HTX Nông sản Tân Việt Á); thạch đen Hằng Hoàng (hộ kinh doanh Trần Thị Hằng); đường phên Bó Tờ (HTX Sản xuất đường phên, chế biến rượu mía Bó Tờ, Quảng Hòa); dao Minh Tuấn (HTX Minh Tuấn, Phúc Sen, Quảng Hòa)…

Ông Bế Xuân Tiến, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Cao Bằng khẳng định: Tỉnh Cao Bằng phát triển các sản phẩm OCOP theo hướng chậm nhưng chắc, đánh giá thật kỹ chất lượng, tiềm năng để chấm sao OCOP. Chương trình đã tạo động lực cho phong trào khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Nhiều sản phẩm đẹp, chất lượng tốt từ chương trình được kỳ vọng góp phần thay đổi cách nghĩ, cách làm, nâng cao giá trị sản phẩm và chất lượng cuộc sống cho người dân.

“Định hướng đến năm 2030 là phải đưa OCOP trở thành chương trình phát triển kinh tế quan trọng của tỉnh để sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế”, ông Tiến cho biết thêm.

https://nongnghiep.vn/ocop-cao-bang-cham-ma-chac-d286700.html
Theo Công Hải/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập490
  • Hôm nay83,873
  • Tháng hiện tại788,986
  • Tổng lượt truy cập90,852,379
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây