Chị Thủy (quận Đống Đa, Hà Nội) trồng giàn mướp ngoài sân thượng rộng 15 m2 hơn 2 tháng nay. Lá cây đã lan rộng nhưng hoa rất ít và mới chỉ đậu được 2 quả.
Sau khi tham khảo những người trồng rau sân thượng, chị Thủy biết được một kinh nghiệm dân gian: Chủ vườn cần nhét mảnh sành vào giữa thân (gần gốc), giúp cây ra hoa, quả. Tuy nhiên, chị vẫn e ngại chưa dám làm vì sợ cây chết.
Anh Ninh xẻ thân mướp để nhét mảnh sành vào. |
Khác với chị Thủy, anh Trần Hà Ninh (Hà Nội) không ngại ngần áp dụng phương pháp này và đang sở hữu một giàn quả sai trĩu trịt. Khi cây leo giàn, ra nhiều lá, anh Ninh lấy dao nhọn xiên vào thân cây theo chiều dọc (cách gốc 10 cm). Sau đó, anh lấy mảnh sành nhỏ nhét vào chỗ vừa xuyên.
Anh Ninh nói vui: "Đây là cách để nhắc nhở cây về nhiệm vụ chính của mình là ra hoa và kết quả". Mẹo này chỉ dùng áp dụng cho bầu, bí, mướp. Khoảng 1-2 tuần sau, bạn sẽ thấy cây bắt đầu có chuyển biến.
Theo kỹ sư nông nghiệp Hoàng Hải, cách này sẽ giúp tạo sự cân bằng giữa sự phát triển của thân lá so với bộ rễ, để cây tập trung nuôi hoa, quả. Bạn cũng có thể bón thêm phân lân, kali, giảm lượng phân đạm.
Giàn mướp sau khi áp dụng kinh nghiệm lạ sẽ cho nhiều quả.
Khi cây bắt đầu leo giàn (cao 1,5m), bạn nên khoanh gốc để bộ rễ được chắc khỏe. Bạn gỡ thân mướp xuống, cuộn một vòng quanh gốc, lấy đất lấp nhẹ lên. Sau một thời gian, rễ sẽ mọc ra ở thân cây được lấp đất.
Nguồn tin: phununews.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã