Học tập đạo đức HCM

'Kỹ sư chân đất' chế tạo máy nông nghiệp đa năng độc đáo

Thứ ba - 06/06/2017 21:00
Chủ nhân của chiếc máy đa năng độc đáo có tính năng xịt thuốc, sạ phân, sạ lúa là “kỹ sư” Lê Văn Sửa, ngụ ấp An Thọ, xã An Phước, huyện Tân Hồng (Đồng Tháp).

 

Dù chỉ học hết lớp 9 nhưng với niềm đam mê máy móc, anh đã tìm tòi và chế ra sản phẩm trên.

13-38-35_dsc00327
Anh Sửa vận hành chiếc máy đa năng của mình

Sau khi học xong lớp 9 anh Sửa lên thành phố Hồ Chí Minh để học nghề sửa chữa các loại máy nông nghiệp. Gắn bó với ruộng đồng nên anh Sửa hiểu được nỗi vất vả, khổ cực của nông dân. Từ đó anh đã sáng chế thành công chiếc máy xịt thuốc BVTV với công suất hơn 180 công/ngày. Sau khi mang thử nghiệm đã được nông dân đánh giá cao, bởi phun thuốc bằng máy giảm được chi phí, hạn chế tiếp xúc với thuốc BVTV.

Anh Sửa chia sẻ, ban đầu chỉ chế máy để sử dụng cho gia đình canh tác hơn 20 công lúa. Sau khi thử nghiệm nhiều nông dân thấy hiệu quả đã đặt hàng.

Theo anh Sửa thì chiếc máy phun thuốc của anh có rất nhiều ưu điểm và giảm rất nhiều chi phí trong việc phòng trừ sâu bệnh hại. Bình quân 10ha chỉ tốn chi phí 260.000 đồng (60.000 tiền xăng + 200.000 đồng tiền thuê người phun) giảm gấp nhiều lần so với phun thủ công.

Không dừng lại ở đó, đến giữa năm 2015 anh Sửa tiếp tục nâng thêm tính năng của máy phun xịt lên thành máy đa năng gồm 3 chức năng: phun xịt thuốc, sạ lúa và sạ phân. Chiếc máy được thiết kế gồm: 1 máy xăng, bơm nén, hộp số, 1 cầu 1,4 tấn, bồn chứa phân, chứa thuốc và 4 bánh. Ưu điểm của máy sử dụng ở lúa nhiều giai đoạn khác nhau, giảm chi phí thuê mướn nhân công, chỉ cần một người điều khiển là có thể phun xịt, rải phân, sạ lúa một cách nhanh nhất.  

Chiếc máy đa năng còn có ưu điểm là nhanh và hiệu quả phù hợp với những vùng đất có diện tích rộng, các địa hình khác nhau. Nhiều nông dân các tỉnh Long An, Kiên Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng và nước bạn Campuchia đến đặt hàng. Mỗi năm anh Sửa cung ứng ra thị trường từ 40 - 50 máy đa năng và 50 máy chuyên phun xịt thuốc BVTV. Sau khi trừ chi phí nhân công và đầu tư mua trang thiết bị, anh Sửa còn lãi từ 3 - 5 triệu đồng/máy.

Nói về kinh nghiệm và cách thức sản xuất kinh doanh của mình, anh Sửa nhấn mạnh, bản thân nông dân phải không ngừng học hỏi để phát triển cùng với các nước trên thế giới. Hiện nông dân một số nước đã bón phân, sạ lúa bằng máy bay, điều khiển từ xa, nếu Việt Nam không có những bước phát triển mới sẽ không thể theo kịp.

Theo Chí Thiện/nongnghiep.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập341
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại829,072
  • Tổng lượt truy cập90,892,465
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây