Chứng nhận ASC-VietGAP so sánh với tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản Việt Nam, VietGAP và các tiêu chuẩn ASC đối với tôm, cá tra và cá rô phi, cho phép các trại nuôi đã đạt chứng nhận VietGAP có thể chuyển đổi sang chứng nhận ASC một cách hiệu quả nhất có thể.
Nông dân đã đạt chứng nhận VietGAP và muốn đạt chứng nhận ASC trước đó gặp tình trạng thiếu khả năng tiếp cận thông tin, sẽ được chỉ rõ những gì họ cần làm để đạt các yêu cầu chứng nhận ASC. Với các điểm chung đã được xác định, nông dân giờ đây có thể tập trung và các điểm khác biệt giữa các chứng nhận, qua đó tinh giản quy trình đạt chứng nhận ASC đối với nông dân Việt Nam.
Tiêu chuẩn VietGAP, hiện đã chứng nhận cho 390 nhà sản xuất tôm, cá tra và cá rô phi, do Tổng cục Thủy sản triển khai, là cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm cho khai thác và nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam.
Tổng cục Thủy sản đã thông qua dự án và sẽ sử dụng các mối liên kết với nông dân để thúc đẩy hướng dẫn chuyển đổi chứng nhận. “ASC là chương trình chứng nhận quốc tế, mang lại rất nhiều lợi thế cho các nhà sản xuất, nhưng chúng tôi cũng nhận ra rằng mọi khu vực có nhưng cơ hội và thách thức riêng”, theo ông Roy van Daatselaar, giám đốc hỗ trợ các nhà sản xuất tại ASC nhấn mạnh. “Hợp tác này cho phép chúng tôi làm việc với các đối tác địa phương để đưa ra bức tranh toàn cảnh cho khu vực, qua đó mở rộng phạm vi phát triển và những lợi ích của chứng nhận ASC”. Theo quan điểm của ông, có rất nhiều điểm chung giữa các tiêu chuẩn ASC và VietGAP, nên hoạt động hợp tác này sẽ giúp nêu bật ra các điểm chung và xây dựng cách tiếp cận từng bước nhằm giúp nông dân xác định những gì họ có thể làm để đạt chứng nhận ASC.Về phần mình, ông Huỳnh Quốc Tịnh từ WWF Việt Nam bày tỏ sự ủng hộ của tổ chức NGO này với ngành nuôi trồng thủy sản bền vững và hợp tác VietGAP-ASC sẽ giúp tăng cơ hội cho các sản phẩm thực hành nuôi trồng tốt có thể mở rộng tiếp cận thị trường toàn cầu.
Diễn biến sản xuất tôm toàn cầuMặc dù biến động giá cả và chi phí sản xuất cao, nhưng kết quả từ khảo sát này cho thấy sản lượng tôm toàn cầu tăng khoảng 5,7% mỗi năm kết quả sẽ tăng 18% vào năm 2020 so với năm 2017. Tuy nhiên, mức tăng dự kiến này không thể có được nếu không có nhu cầu của ngành.Theo Tiến sĩ Anderson, sản xuất tôm, mặc dù có những tiến bộ trong công nghệ và tăng sản lượng trong những năm gần đây nhưng vẫn còn nhiều thách thức. Các vùng sản xuất tôm chính như: Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ, Châu Mỹ, Trung Đông và Bắc Phi - tất cả đều dự đoán mức tăng sản lượng đến năm 2020 so với số lượng sản xuất hiện tại. Đông Nam Á, Ấn Độ, Châu Mỹ và Trung Đông / Bắc Phi đều hy vọng sản lượng tăng từ 6,0 - 19,4% vào năm 2020 so với năm 2015. Và các quốc gia có kỳ vọng tăng trưởng cao nhất vào năm 2020 là: Ecuador, Honduras, Panama và Saudi Arabia (sắp xếp không theo thứ tự cụ thể). Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) chiếm 77% tổng sản lượng tôm nuôi, còn tôm sú (Penaeus monodon) và tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) chiếm phần lớn số lượng tôm còn lại. Tuy nhiên, những loài này chiếm rất ít so với sản lượng tôm đánh bắt tự nhiên của thế giới. Sản lượng tôm nuôi đã chiếm tới 42% tổng sản lượng tôm thế giới (đánh bắt và nuôi trồng). Nhìn chung, sản lượng tôm đánh bắt tự nhiên vẫn đang giảm dần trong 30 năm qua. |
Hồng Anh/ VietQ
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã