Nhanh nhẹn, hoạt bát, chịu khó...đó là những cảm nhận đầu tiên của mọi người khi mới tiếp xúc với anh Chiến. Vừa dẫn phóng viên đi thăm quan mô hình nuôi chim yến, anh Chiến vừa kể lại câu chuyện bén duyên với loài chim trời này.
Trước khi đến với nghề nuôi loài chim yến, anh Chiến từng làm nghề cắt tóc nhưng do thu nhập bấp bênh nên anh nghỉ để tìm một nghề mới cho thu nhập tốt hơn. Đang loay hoay tìm hướng đi mới thì trong một lần đi chơi ở xã bên cạnh, anh Chiến thấy ở một ngôi nhà có rất nhiều ô cửa nhỏ lổ chổ những "lỗ châu mai" phát ra tiếng âm thanh lạ và thấy chim trời bay ra vào liên tục khiến anh tò mò.
Dù mới xây nhà nuôi nhưng đàn chim yến của gia đình anh Chiến đã tăng lên nhanh chóng.
"Thứ âm thanh đó đúng là từ bé đến giờ mới tôi được nghe thấy. Thêm nữa, thấy có chim bay ra vào càng làm tôi tò mò. Lúc đi hỏi ra thì mới biết là chủ nhà đang nuôi chim yến-loài chim trời làm tổ bằng thứ nước bọt kỳ diệu của chính nó. Rồi lại nghe người xung quanh nói về nghề nuôi chim yến-nghề tiền tỷ nếu thành công, nhưng nếu thất bại thì cũng rất nặng nề, tốn kém. Càng nghe, càng thấy nghề nuôi chim yến ly kỳ, hấp dẫn, thế là cứ rảnh rỗi là tôi lại lên mạng Internet tìm hiểu...”. anh Chiến tâm sự.
Như có duyên nợ từ kiếp trước, càng tìm hiểu anh Chiến càng mê mẩn hơn với loại chim vô cùng lạ lẫm đối với người dân ở miền Bắc này. Sau khi bỏ công sức tìm hiểu về loại chim tiền tỷ này trên mạng trong 3 tháng trời, anh Chiến quyết định "khăn gói quả mướp" vào tận trong TP. Hồ Chí Minh để thăm quan cũng như "tầm sư học đạo", học hỏi kinh nghiệm từ các nhà nuôi chim yến thành công ở đây.
Nhờ việc bán tổ của loại chim không cần phải cho ăn này mà mỗi tháng anh Chiến có thu nhập vài chục triệu đồng.
Sau khi nắm vững được quy trình nuôi chim yến và ký thuật nuôi chim yến, cuối năm 2015, anh Nguyễn Văn Chiến về quê hương Ninh Bình quyết định xây dựng nhà nuôi chim yến. Ngôi nhà cao 2 tầng, rộng hơn 80m2 và bên trong được đầu tư đồng bộ với đủ các trang thiết bị thiết yếu dành cho con chim yến.
Sau khi bén duyên với nghề nuôi yến được 2 năm, số lượng chim đến sinh sống trong ngôi nhà anh Chiến xây ngày càng đông và cho sản lượng tổ ngày càng ổn định hơn. "Chim đến ở đông đến mức chật kín cả 2 tầng nên tôi phải xây thêm một tầng nữa mới đủ chỗ ở tạm thời cho đàn chim. Và với tốc độ phát triển đàn như hiện tại thì một thời gian nữa chắc tôi lại phải xây thêm nhà mới có đủ chỗ cho đàn chim yến ở” anh Chiến tiết lộ.
Anh Nguyễn Văn Chiến đang kheo với phóng viên sản phẩm mình vừa thu hoạch được.
Nguyễn Văn Chiến cho biết, ban đầu nuôi, sản lượng tổ yến thu về chưa ổn định, nhưng từ năm thứ 2 thì gia đình anh đã có sản phầm đều đều, khoảng hơn 1kg/tháng. “Với giá bán hiện nay khoảng 25 triệu đồng đến 27 triệu đồng/1kg, tính ra hiện trung bình mỗi tháng gia đình tôi cũng có thu nhập khoảng hơn 25 triệu đồng. " -anh Chiến chia sẻ.
Cũng theo anh Chiến, nuôi loài chim này rất nhàn chỉ cần xây nhà cho chúng đến ở, từ lúc chim xây tổ khoảng 40 ngày là có thể thu hoạch được. Nuôi chim yến cũng giống như lộc trời cho, không phải cho ăn uống hay chăm sóc mà hàng tháng vẫn có thu nhập vài chục triệu đồng.
Theo anh Chiến, tổ yến được xếp vào hàng cao lương mỹ vị, là một trong tám món ăn bổ dưỡng.
Chia sẻ về kỹ thuật nuôi loài chim yến, anh Chiến cho biết, tuy không mất công chăm sóc như các loại vật nuôi khác, nhưng nuôi loại chim yến cũng khá công phu. Nhà nuôi chim yến phải được đầu tư bài bản, lâu dài, không được làm tạm bợ, chắp vá. Nhà nuôi chim yeens phải làm sao cho nó giống với nơi ở của chúng ngoài tự nhiên và phải ngăn không cho các loài thiên địch gây hại vào trong nhà như: chuột, rắn, chim cú mèo...
Mô hình nuôi chim yến của gia đình anh Chiến là mô hình mới của huyện Kim Sơn và của tỉnh Ninh Bình. Tuy chưa mang lại thu nhập lớn, nhưng thành công bước đầu đã khẳng định hướng đầu tư đúng và khẳng định mô hình nuôi chim yến có thể phát triển ở Ninh Bình, đồng thời cũng mở ra triển vọng phát triển nghề nuôi chim yến ở miền Mắc.
Theo Dân Việt
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã