Học tập đạo đức HCM

Thạch Hà “bớt lo” nhờ những công trình an sinh mùa lũ

Thứ năm - 29/09/2016 05:28
Mùa mưa bão đến cũng là lúc các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) hoàn thành, bàn giao và đưa vào sử dụng. Các công trình phát huy hiệu quả, đảm bảo thoát lũ và kết nối giao thông cho các địa bàn xung yếu.

thach ha bot lo nho nhung cong trinh an sinh mua lu

Công trình cống Đò Bang nằm trên tuyến đê Hữu Phủ đưa vào sử dụng, giải tỏa nỗi lo của người dân trong mùa mưa lũ.

Phó BQL dự án huyện Thạch Hà Ngô Đức Quy cho biết: Đến thời điểm này, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn cơ bản đã hoàn thành, bàn giao và đưa vào sử dụng. Nhìn chung, các công trình đều phát huy hiệu quả, đảm bảo mục đích đầu tư.

Điển hình là dự án hồ chứa nước Khe Giao được khởi công năm 2010 với tổng mức đầu tư 137 tỷ đồng. Đây là công trình thủy lợi đầu mối cấp 3, trữ lượng hơn 3 triệu m3, cung cấp nước trực tiếp cho 4 xã Ngọc Sơn, Thạch Thanh, Thạch Tiến, Thạch Ngọc. Công trình hoàn thành đã góp phần trữ nước, chia lũ cho các xã vùng Tây Thạch Hà.

Từ nhiều năm nay, đối với người dân các xã Ngọc Sơn, Bắc Sơn, Thạch Xuân, Nam Hương, Thạch Điền, mùa mưa lũ càng thêm phần khốn khó vì bị chia cắt. Tuyến tỉnh lộ 21 qua địa bàn đã xuống cấp nghiêm trọng, thường xuyên sạt lở, cản trở giao thông trong vùng. Năm 2011, dự án nâng cấp, mở rộng tỉnh lộ 21 với tổng mức đầu tư 367 tỷ đồng nhằm kết nối giao thông các xã vùng phía Tây huyện được triển khai. Đến nay, dự án đã hoàn thành, đảm bảo giao thông và giao thương, thúc đẩy phát triển sản xuất cho người dân trong vùng, nhất là mùa mưa lũ.

Dù là “công trình cấp huyện” nhưng 10 km tuyến đê Hữu Phủ nối từ TP Hà Tĩnh đến cầu Thạch Đồng lại mang tầm “cấp tỉnh” vì đây là tuyến sông chứa nước của toàn bộ hệ thống thủy lợi Kẻ Gỗ chảy qua đây ra biển. Đặc biệt, trên tuyến đê này có cống Đò Bang đã xuống cấp trầm trọng, luôn thường trực nguy cơ vỡ khi nước lớn, triều cường. Đây từng là mối lo không chỉ của cấp ủy, chính quyền địa phương mà còn của cả tỉnh, huyện. Đến nay, những đoạn xung yếu nhất của tuyến đê này đã được hoàn thành đưa vào sử dụng, trở thành lá chắn vững chắc trong mưa lũ cho người dân các xã Tượng Sơn, Thạch Lạc…

Tuy nhiên, do chưa bố trí được nguồn vốn nên giai đoạn 1, đê Hữu Phủ trên địa bàn huyện Thạch Hà mới chỉ triển khai được 8,9 km với tổng mức đầu tư 192 tỷ đồng. Còn 1,1 km đầu tuyến, tiếp giáp thành phố là đoạn tương đối xung yếu, có cống Hoàng Hà được xây dựng hơn 60 năm trước đã xuống cấp trầm trọng vẫn chưa được đầu tư. Đây là một yêu cầu cấp thiết, hiện tại, UBND huyện đã làm hồ sơ trình tỉnh phê duyệt.

Sau một thời gian tập trung thực hiện công tác quản lý, giám sát, đốc thúc của BQL dự án, với nỗ lực của các nhà thầu, các công trình trọng điểm trên địa bàn huyện cơ bản hoàn thành đúng tiến độ và phát huy hiệu quả. Một trong những yếu tố quyết định sự thành công đó là huyện Thạch Hà luôn làm tốt việc lập dự án, ưu tiên các công trình cấp bách, phục vụ dân sinh, phúc lợi công cộng. Từ đó, tạo được sự đồng thuận trong nhân dân, người dân tạo điều kiện thuận lợi trong công tác giải phóng mặt bằng, triển khai thi công.

Bên cạnh đó, BQL dự án làm tốt công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu đủ năng lực thi công và khả năng tài chính. “Bởi nhiều khi, do chủ đầu tư chưa bố trí được nguồn vốn, nhà thầu phải bỏ chi phí để hoàn thiện công trình. Có như thế mới đảm bảo tiến độ, thiết kế, tránh rủi ro và những thiệt hại do tác động của môi trường” - anh Ngô Đức Quy nói thêm.

Hiện trên địa bàn Thạch Hà có 1 công trình lớn mang tính cấp bách là đê Hữu Nghèn đến nay vẫn còn 400m chưa hoàn thành do chưa có vốn đầu tư. Đây đang là điều đáng quan tâm, lo lắng của UBND huyện, BQL dự án và nhà thầu trong mùa mưa bão này. Vì công trình chưa hoàn thiện, những đoạn chưa thi công xong sẽ bị ảnh hưởng, sạt lở trong mưa bão, làm ảnh hưởng đến toàn hệ thống. Trước mắt, BQL dự án huyện đã chỉ đạo nhà thầu khóa mái, hoàn thiện các hạng mục và thường xuyên túc trực, chủ động phương án, máy móc, thiết bị để ứng cứu khi có sự cố xảy ra.

Theo Báo Hà Tĩnh

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập272
  • Máy chủ tìm kiếm16
  • Khách viếng thăm256
  • Hôm nay77,191
  • Tháng hiện tại782,304
  • Tổng lượt truy cập90,845,697
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây