Học tập đạo đức HCM

Chanh không hạt và con đường xuất ngoại! Bài 1: 'Quả ngọt' trên vùng đất phèn mặn!

Thứ ba - 26/10/2021 07:27
Từ vùng đất hoang hóa cằn cỗi, mùa khô nhiễm phèn mặn, mùa mưa ngập nước, qua bàn tay kiến thiết của người nông dân, chanh không hạt đang nảy “lộc” trên vùng đất khó.

Trồng chanh phủ xanh “vùng đất chết

Vùng đất Thạnh Lợi, Bến Lức, Long An có diện tích rất lớn nhưng lại nhiễm phèn nên rất khó canh tác, vì thế người dân chủ yếu trồng những loại cây cho năng suất thấp và hiệu quả không cao. Lâu dần vùng đất này đã trở nên hoang hóa.

Cánh đồng chanh bát ngát của Công ty Chanh Việt trên vùng đất phèn mặn Long An. Ảnh: Chanh Việt.

Cánh đồng chanh bát ngát của Công ty Chanh Việt trên vùng đất phèn mặn Long An. Ảnh: Chanh Việt.

Là người tiên phong đưa giống chanh không hạt về địa phương trồng trên đất phèn làm sống lại “vùng đất chết”, anh Nguyễn Văn Hiển - Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Chanh Việt đã biến cả một vùng đất hoang thành một vùng nguyên liệu với hơn 150 ha chanh, mỗi năm cung cấp ra thị trường khoảng 1.500 tấn chanh tươi và chế biến.

Dẫn chúng tôi đi thăm cánh đồng chanh không hạt, nằm giữa giữa vùng đất phèn mặn với bạt ngàn tràm gió và cỏ năng, là những con đường bê tông chạy dọc vào “thủ phủ” chanh đang cho trái sai trĩu trịt, to mọng. Khắp tuyến đường, hệ thống tưới tiết kiệm khép kín dẫn nước tưới nhỏ giọt đến từng gốc chanh tạo nên một quần thể môi trường xanh mát giữa cánh đồng nắng chói chang. Anh Hiển cho biết, năm 2010 anh nhận thấy vùng đất tại huyện Bến Lức (Long An) bị nhiễm phèn khiến cho việc canh tác khó khăn, cái nghèo cứ bám riết lấy người dân nơi đây qua bao đời. Trong khi đó, anh phát hiện ra cây chanh có tiềm năng phát triển tốt trên vùng đất khó, cho hiệu quả kinh tế cao.

Anh Nguyễn Văn Hiển chăm sóc vườn chanh của công ty. Ảnh: Chanh Việt.

Anh Nguyễn Văn Hiển chăm sóc vườn chanh của công ty. Ảnh: Chanh Việt.

Năm 2012, chàng trai trẻ Nguyễn Văn Hiển quyết định thành lập Công ty và bắt tay vào việc chuyển đổi vùng đất hoang hóa trở thành cánh đồng chanh không hạt đầu tiên trên vùng đất phèn mặn này. Theo đó, anh đầu tư thêm hệ thống máy móc phương tiện kĩ thuật hiện đại cùng đội ngũ nhân công lành nghề. Từ 30 ha đất nhiễm phèn đầy cỏ dại ban đầu, đến nay đã được anh đầu tư cải tạo bài bản, khoa học biến vùng đất nhiễm phèn mặn nhanh chóng trở thành một cánh đồng chanh bạt ngàn với hơn 150 ha phát triển tươi tốt.

Công ty sản xuất theo GlobalGAP, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu đi Châu Âu. Ảnh: Chanh Việt.

Công ty sản xuất theo GlobalGAP, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu đi Châu Âu. Ảnh: Chanh Việt.

Theo anh Hiển, sự khác biệt của Chanh Việt là ngay từ đầu Công ty đã đưa ra định hướng tiêu chuẩn quản lý trang trại GlobalGAP, với hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (HACCP). Từ quy trình canh tác, thiết kế trang trại cho đến sau thu hoạch đều chú trọng đến an toàn thực phẩm, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường khó tính trên khắp thế giới.

Cây truyền cảm hứng
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình thăm và làm việc tại cánh đồng chanh của công ty. Ảnh: Chanh Việt.

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình thăm và làm việc tại cánh đồng chanh của công ty. Ảnh: Chanh Việt.

Chia sẻ về bí quyết của mình, anh Hiển tâm sự: “Chanh không hạt có nhiều ưu điểm như dễ xử lý cho trái, năng suất cao, đặc biệt là rất ít sâu bệnh, Để tránh tình trạng “dội chợ”, họ khuyên tôi nên trồng chanh theo phương pháp hữu cơ gắn với thị trường xuất khẩu để tăng giá trị. Tôi thấy có lý nên nghe theo và ngay từ đầu, chúng tôi tuân thủ quy trình sản xuất của châu Âu để cạnh tranh với các thương hiệu nước ngoài chứ không cạnh tranh với người nông dân địa phương"

Không chỉ canh tác giỏi, anh Hiển còn được xem người cởi mở, không giấu nghề, sẵn sàng truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm, thậm chí tiêu thụ sản phẩm cho người dân trong vùng.

Anh Nguyễn Văn Cường, một trong những nông dân tại địa phương được Công ty Chanh Việt tư vấn kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm cho biết, khu vực này là vùng đệm khu Đồng Tháp Mười nên thổ nhưỡng rất khắc nhiệt. Phèn mặn quanh năm khiến cây lúa không sống được. Sau khi thấy Công ty Chanh Việt trồng chanh không hạt có hiệu quả, anh và nhiều hộ trong xã trồng theo. Nhờ kỹ thuật canh tác của Công ty và được bao tiêu đầu ra, bình quân mỗi ha chanh đem lại thu nhập không dưới 150 triệu đồng, nên ai cũng phấn khởi.

Công ty tối ưu hóa công nghệ nhằm giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Ảnh: Chanh Việt. 

Công ty tối ưu hóa công nghệ nhằm giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Ảnh: Chanh Việt. 

Bằng sự tiên phong, năng động của anh Nguyễn Văn Hiển, diện tích chanh không hạt ở xã Thạnh Lợi từ con số 0 đã phát triển lên gần 1.000 ha và sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Cây chanh không hạt đã trở thành một trong số những cây trồng chủ lực của xã, đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập, làm thay đổi bộ mặt nông thôn.

Trao đổi với NNVN, ông Lê Văn Nam, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Bến Lức (Long An) cho biết: “Thành công của Công ty Chanh Việt đã giúp bà con nông dân trong huyện tìm được loại cây trồng phù hợp với thổ nhưỡng địa phương, vừa giúp nâng cao giá trị kinh tế cho sản phẩm chanh không hạt, vừa mang lại cuộc sống ấm no cho bà con nông dân trong vùng, đây thực sự là một điều đáng mừng”.

“Chỉ riêng với cây chanh đã đem lại nguồn thu nhập lớn cho nông dân trồng chanh trong tỉnh Long An, với tổng thu nhập khoảng 200 tỷ đồng/năm, đứng đầu trong số tất cả các loại cây ăn trái khác. Để phát triển loại cây này bền vững, người dân địa phương đang tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, doanh nghiệp đầu tư chế biến sâu để nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm hướng đến một nền nông nghiệp bền vững. Trong đó, Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Chanh Việt là một trong những doanh nghiệp tiêu biểu tại địa phương”, ông Lê Văn Nam khẳng định.

Trần Trung - Minh Sáng/https://nongnghiep.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập192
  • Hôm nay37,775
  • Tháng hiện tại695,844
  • Tổng lượt truy cập90,759,237
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây