Học tập đạo đức HCM

Phát triển thủy lợi ĐBSCL theo phương châm 'thuận thiên có kiểm soát'

Thứ sáu - 22/10/2021 06:58
Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Văn Tỉnh – Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN-PTNT) đối với nhiệm vụ Quy hoạch thủy lợi vùng ĐBSCL.

Có tiền cũng không vội đầu tư

Ông Nguyễn Văn Tỉnh – Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợicho biết, triển khai thực hiện Nghị quyết 120 của Chính phủ về Phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu và Quyết định 324 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình tổng thể Phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Tổng cục Thủy lợi được giao nhiều nhiệm vụ.

Ông Nguyễn Văn Tỉnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN-PTNT). Ảnh: Minh Phúc.

Ông Nguyễn Văn Tỉnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN-PTNT). Ảnh: Minh Phúc.

Đối với nhiệm vụ Quy hoạch thủy lợi vùng ĐBSCL và tích hợp vào Quy hoạch toàn quốc, trong quá trình triển khai thực hiện, được sự chỉ đạo của Bộ NN-PTNT, Tổng tục Thủy lợi thường xuyên trao đổi với Bộ Kế hoạch Đầu tư và đơn vị tư vấn để thảo luận và thống nhất những quan điểm còn mang tính khác biệt.

“Trong các vùng kinh tế của Việt Nam, có thể nói, quy hoạch thủy lợi cho ĐBSCL là khó nhất. Bởi vùng đất này rất đặc biệt, từ kết cấu nền đất đến ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai cực đoan… Thậm chí, chúng ta đã phải dùng thuật ngữ “đầu tư không hối tiếc”, cũng có những dự án chúng ta có tiền rồi nhưng không biết có nên đầu tư hay không”, Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Tỉnh chia sẻ.

Những năm qua, một số tỉnh phía tây sông Hậu như Hậu Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau mỗi khi mùa khô tới là bị xâm nhập mặn, trong đó hướng chính vẫn là mặn từ Biển Tây xâm nhập theo hướng sông Cái Lớn, Cái Bé rồi "chia" vào các nhánh sông, kênh rạch vào sâu trong nội đồng các địa phương này.

Bởi vậy, các đơn vị đã quy hoạch đầu tư xây dựng “siêu cống” Cái Lớn, Cái Bé với mục tiêu kiểm soát mặn, giải quyết mâu thuẫn giữa vùng nuôi trồng thủy sản ven biển và vùng sản xuất nông nghiệp của các tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang và Bạc Liêu, đặc biệt góp phần phát triển thủy sản ổn định của vùng ven biển Kiên Giang. Ngoài ra, dự án này sẽ chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, phòng chống thiên tai, tạo vùng nước ngọt cho vùng ven biển để giải quyết tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô,…

Trước khi triển khai thực hiện dự án xây dựng hai “siêu cống”, cả xã hội quan tâm, nhất là giới các nhà khoa học khối thủy lợi và các lĩnh vực khác đã bày tỏ ý kiến trái chiều. Do đó, lãnh đạo Bộ NN-PTNT và Tổng cục Thủy lợi chỉ đạo các cơ quan nghiên cứu, tư vấn phải nghiên cứu thật sâu sắc, làm rõ xem công trình nào có khả năng ảnh hưởng không tốt, công trình nào hiệu quả…

Đến nay, cống Cái Bé đã cơ bản hoàn thành, cống Cái Lớn cũng gần hoàn thành. Nhờ vận hành sớm cống Cái Bé, mùa khô năm 2021 tỉnh Kiên Giang đã không phải đắp trên 120 đập tạm, vừa tiết kiệm được hơn chục tỷ đồng vừa giảm việc tù đọng ảnh hưởng đến môi trường khi đắp đập tạm. Hiệu quả từ công trình mang lại đã được xã hội thừa nhận.

Thuận thiên không có nghĩa là phá bỏ công trình thủy lợi

Hiện nay, có một số quan điểm cho rằng, với tư duy phát triển ĐBSCL theo tinh thần “thuận thiên”, chúng ta phải tuân thủ quy luật dòng chảy tự nhiên, không sản xuất lúa thu đông vào mùa lũ nữa. Theo đó, hệ thống đê bao cũng tiến tới sẽ xóa bỏ.

Nhiều hệ thống đê bao, bờ bao đã được chính quyền và nhân dân ĐBSCL xây đắp để ngăn lũ, hình thành những vùng sản xuất lúa thu đông.

Nhiều hệ thống đê bao, bờ bao đã được chính quyền và nhân dân ĐBSCL xây đắp để ngăn lũ, hình thành những vùng sản xuất lúa thu đông.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Tỉnh phản bác lại quan điểm trên và khẳng định hiện nay Bộ NN-PTNT vẫn coi vụ lúa thu đông là vụ chính, bởi vậy, chúng ta không nâng cấp hệ thống đê bao, bờ bao mà duy trì tình trạng như hiện nay. Nếu vị trí nào bị xuống cấp, bị hổng thì chúng ta sẽ củng cố tạm để hình thành các vùng sản xuất lớn.

Thứ hai là vấn đề cấp nước ngọt cho các tỉnh ven biển, nhất là bán đảo Cà Mau, có ý kiến từ phía Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, chúng ta nên tận dụng nước mưa. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy, phương án tận dụng nước mưa sẽ không thể đủ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân. Bởi, nếu nuôi trồng thủy sản thì cũng cần nước ngọt để pha loãng độ mặn. 

Thứ ba, quan điểm của Bộ NN-PTNT là cố gắng kết hợp giữa giao thông và thủy lợi, trong đó kết hợp tuyến đường cao tốc thành tuyến đường đê theo kiểu trên cầu, dưới cống. Nội dung này cũng đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đồng thuận.

Một vấn đề nữa vẫn chưa có được sự thống nhất, đó là hiện nay ĐBSCL được phân thành 3 vùng là vùng thượng, vùng giữa và vùng ven biển. Có quan điểm cho rằng đến năm 2030, những khu vực ranh giới giữa nước mặn và nước ngọt phải nuôi trồng thủy sản (nuôi tôm) hết. Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Tỉnh cho rằng, cần phải nghiên cứu thật kỹ và tham vấn ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước và chuyên gia thủy sản trước khi ra quyết định để thích ứng linh hoạt. Ví dụ, lúc nào có nước ngọt thì chúng ta sẽ trồng lúa, còn lúc nào có nước mặn thì chúng ta nuôi tôm. Bởi đầu tư cho nuôi trồng thủy sản không hề đơn giản.

Tổng cục Thủy lợi cho biết, đối với nhiệm vụ xây dựng Đề án Hiện đại hóa Thủy lợi vùng ĐBSCL, Thủ tướng đã phê duyệt năm 2020. Bộ NN-PTNT đang phối hợp với các địa phương để triển khai thực hiện những nhiệm vụ cụ thể.

“Trong quá trình làm quy hoạch tổng thể, Tổng cục Thủy lợi đã mời Cục Trồng trọt, Tổng cục Thủy sản tham gia ý kiến. Chúng tôi xác định có những vùng khó khăn về nguồn nước, ngành thủy lợi không thể phục vụ đủ nhu cầu sử dụng của người dân, địa phương buộc phải chuyển đổi, cân đối sản xuất. Đồng thời, có những vùng ngành thủy lợi có thể phục vụ hết nhu cầu về nước theo “đặt hàng” của ngành trồng trọt và thủy sản.

Minh Phúc - Phạm Hiếu/https://nongnghiep.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập274
  • Máy chủ tìm kiếm35
  • Khách viếng thăm239
  • Hôm nay36,923
  • Tháng hiện tại694,992
  • Tổng lượt truy cập90,758,385
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây