Theo chân cán bộ Hợp tác xã Nông nghiệp Kinh Doanh dịch vụ Hòa Phong (HTX) về thôn Mỹ Thạnh Tây, trước mắt tôi là sự trù phú, tươi xanh của những thửa dâu bên dòng sông ba. Anh Lương Công Xem, Phó Giám đốc HTX cho biết, nghề trồng dâu nuôi tằm xuất hiện ở đây từ những năm kháng chiến chống Pháp, sau đó có một thời gian dài bị mai một. Đến năm 1982, HTX khôi phục lại nghề nhằm giúp xã viên có thêm thu nhập. Kể từ đó đến nay, nghề phát triển cơ bản và hoạt động theo hướng làng nghề. HTX cung cấp vật tư, trứng tằm, chuyển giao quy trình kỹ thuật nuôi và bao tiêu toàn bộ kén tằm do hộ dân làm ra. HTX cũng thu mua con tằm để làm nguyên liệu chế biến rượu tằm và hiện nay sản phẩm rượu tằm HTX Hòa Phong đã có mặt trên thị trường thành phố Tuy Hòa. Bên cạnh đó HTX ký hợp đồng với Công ty dâu tằm tơ Lâm Đồng đảm bảo bao tiêu toàn bộ sản phẩm nên bà con làng nghề rất phấn khởi.
Chúng tôi ghé thăm một hộ gia đình đã nhiều năm gắn bó với nghề trồng dâu nuôi tằm là bà Nguyễn Thị Xanh, 65 tuổi. Trong cuộc trò chuyện, bà Xanh cho hay, nghề trồng dâu nuôi tằm không đòi hỏi sức lực, tuổi tác, bất cứ ai trong gia đình đều có thể học hỏi và làm được vì thế rất thích hợp với những người cao tuổi. Tằm là con ngắn ngày, dễ nuôi, lại mau có lợi, tuy lợi nhuận một lần không lớn bằng các con vật khác nhưng thường xuyên (2-5 lứa/năm nếu gặp thời tiết thuân lợi). Đặc biệt khi tằm bị bệnh cho năng suất không cao hoặc tằm hư, không cho kén cũng chỉ mất công không tốn kém nhiều về vốn. Thời gian nuôi từ lúc tằm trứng đến khi tằm cho kén khoảng 30 ngày/lứa, trung bình mỗi năm có thể nuôi được từ 2-5 lứa tằm. Mỗi lứa tằm bà Xanh thu được gần 6 triệu đồng, trừ đi các chi phí còn lãi gần 5 triệu đồng. Nhờ tham gia HTX, được bao tiêu sản phẩm nên gia đình bà rất an tâm với nghề. Nhiều năm liền gia đình bà được HTX và UBND xã bình chọn là hộ nuôi tằm xuất sắc và nhận nhiều phần thưởng,giấy khen...
Bà Xanh cho biết thêm, không riêng gì gia đình bà, nhờ nghề trồng dâu nuôi tằm mà nhiều hộ dân trong thôn đã thoát nghèo khó, trở nên khấm khá.
Đúng như lời bà Xanh chia sẻ, làng nghề trồng dâu nuôi tằm tại thôn Mỹ Thạnh Tây ngày càng phát triển mạnh mẽ, hầu hết các hộ dân tham gia làng nghề đều có cuộc sống ổn định, khá giả. Chính vì vậy, năm 2007, làng nghề trồng dâu nuôi tằm thôn Mỹ Thạnh Tây được UBND tỉnh Phú Yên công nhận là làng nghề truyền thống, qua đó nâng cao vị thế làng nghề, tăng thu nhập cho người dân, góp phần gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống theo hướng bền vững.
Được biết, ngày 31/12/2020, UBND tỉnh Phú Yên ban hành Quyết định số 2215/QĐ-UBND phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Phú Yên năm 2020, trong đó sản phẩm rượu tằm Hòa Phong đạt xếp hạng 3 sao.
Trần Nguyễn Lâm Viên/http://www.khuyennongvn.gov.vn/
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025
Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025
Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025