Sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải 3 tại TP.HCM, anh Lê Văn Vương (37 tuổi, ở xã Ea Kao, TP Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk) làm kỹ sư tại các dự án cầu đường.
Đầu năm 2012, anh Vương về quê làm nhân viên kinh doanh cho hai hãng cà phê tại địa phương. Kinh nghiệm trong thời gian làm nhân viên cho các hãng cà phê lớn, anh Vương nhận thấy người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn các sản phẩm sạch, tốt cho sức khỏe.
Nhận thấy tiềm năng từ cà phê hữu cơ, năm 2015 chàng kỹ sư 8x đã thành lập Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Vương Thành Công chuyên thu mua cà phê.
Ngoài việc thu mua cà phê cho các hộ dân tại địa phương, chàng kỹ sư cũng tập trung vào trồng cà phê hữu cơ. Từ đó, anh Vương xác định cà phê organic được xác định là hướng riêng.
Nhận thấy để có sản phẩm sạch, trước tiên cần vùng nguyên liệu sạch, nên vị giám đốc trẻ đã thuyết phục gia đình chuyển cách trồng cà phê truyền thống sang trồng hữu cơ trên diện tích 1,4 ha tại xã Ea
Theo anh Vương, mỗi ha cà phê canh tác theo truyền thống thu nhập trong một năm được 96 triệu đồng, còn đối với cà phê hữu cơ thu nhập đạt 160 triệu (tăng từ 40-70%). Ngoài ra các sản phẩm của cà phê hữu cơ để làm rượu, trà thì tổng một năm có thể thu hơn 400 triệu đồng.
Kao, TP Buôn Ma Thuột.
Trong quá trình trồng thử nghiệm, cây cà phê sinh trưởng và phát triển tốt, sản lượng cà phê hữu cơ thu được tương đương với sản lượng khi sử dụng phân hóa học.
Nhận thấy diện tích cà phê hữu cơ của gia đình phát triển tốt, mang lại thu nhập cao nên anh Vương bắt đầu tìm diện tích cà phê của người dân để liên kết mở rộng.
Tuy nhiên, chàng kỹ sư cho biết để thuyết phục người dân chuyển hướng canh tác mới không hề đơn giản. Vì trồng cà phê hữu cơ cách làm phức tạp, năng suất thấp nên người dân hoài nghi.
“Thời gian đầu gặp khó khăn, tôi phải liên tục gặp các hộ trồng cà phê thuyết phục và cam kết thu mua giá cao hơn thị trường từ 10.000 - 20.000 đồng/kg tùy theo năm. Công ty cũng ký hợp đồng với chủ vườn sau khi sử dụng, đầu tư đúng quy trình đưa ra, nếu năng suất thấp hơn công ty sẽ bù lại thiệt hại cho người dân”, anh Vương nói.
Theo anh Vương, công ty của mình là đơn vị đầu tiên và duy nhất ở Đăk Lăk trồng cà phê theo hướng hữu cơ và được cấp giấy chứng nhận.
Từ cà phê hữu cơ nhân, Lê Văn Vương đã sáng tạo ra nhiều sản phẩm được thị trường ưa chuộng. Sản phẩm đầu tiên được công ty sáng tạo thành công là cà phê Mộc đặc biệt Vương Thành Công, đây là loại cà phê dùng để pha máy hoặc pha phin.
Bên cạnh đó, anh Vương cũng nhận gia công cho một số công ty khác để làm cà phê giải độc, chữa bệnh; cà phê làm đẹp…
Chưa dừng lại, với những kiến thức về đông y và sự hỗ trợ nhiệt tình của mọi người, anh Vương đã dành nhiều thời gian để sáng tạo ra rượu cà phê; trà từ vỏ cà phê và vang cà phê. Mới đây nhất, anh cũng đã nghiên cứu ra sản phẩm trà từ hoa cà phê, sản phẩm có tên gọi là tinh hoa cà phê.
“Trong giới cà phê, sản phẩm cà phê Mộc đặc biệt của công ty là sản phẩm cà phê duy nhất cho tới thời điểm hiện tại đạt OCOP 4 sao, đây là lợi thế để các sản phẩm cà phê nội địa càng ngày càng được biết đến nhiều hơn. Như vậy nhiều bộ phận của cây cà phê cũng được chúng tôi tận dụng để tạo ra các sản phẩm độc đáo”, anh Vương tự hào.
Về đầu ra của các sản phẩm cà phê hữu cơ, vị giám đốc trẻ tự hào là hiện nay công ty không lo đầu ra. “Hiện các sản phẩm cà phê bột của công ty bán với giá cao nhưng không có sản phẩm để bán. Hiện một chuỗi cửa hàng cà phê ở Hà Nội đề nghị ký hợp đồng với công ty một năm bán 36 tấn cà phê hữu cơ nhưng đơn vị chưa có đủ sản lượng nên không ký”, vị giám đốc nói.
Để đám ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường về cà phê hữu cơ, công ty đang mở rộng liên kết với người dân nhằm mở rộng diện tích.
Chúng tôi mong muốn diện tích cà phê hữu cơ sẽ tăng lên 60 ha trong những năm tới. Khi đủ diện tích này công ty sẽ hướng đến việc xuất khẩu cà phê hữu cơ ra nước ngoài.
“Hiện thông qua 2 đơn vị ở TP.HCM một số đối tác ở châu Âu, Úc muốn nhập khẩu cà phê hữu cơ. Tuy nhiên do vùng nguyên liệu chưa ổn định nên đơn vị chưa thể ký hợp đồng”, anh Vương nói.
“Người dân khi tham gia chuỗi liên kết được công ty hỗ trợ 60% phân bón hữu cơ không hoàn lại mỗi năm. Sau khi trồng cà phê hữu cơ chất lượng đất được cả thiện, chi phí đầu tư phân bón, công chăm sóc ít hơn các năm và đặc biệt người dân được hướng đến sản xuất bền vững”, anh Lê Văn Vương chia sẻ.
Quang Yên – Mai Phương/https://nongnghiep.vn/
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã