Cụ thể trong giai đoạn 2017 – 2020, huyện Bình Tân đã xây dựng được vùng sản xuất khoai lang đạt chứng nhận VietGAP với quy mô 188 ha tại các xã Thành Lợi, Tân Thành, Tân Lược và Tân Hưng. Đồng thời, huyện cũng đã thực hiện được 05 ha nhân giống khoai lang từ củ tại xã Tân Bình nhằm mục đích phục tráng giống khoai lang, tạo ra dây giống đồng đều, đúng tiêu chuẩn chất lượng, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng củ khoai lang. Thêm vào đó, các mô hình quản lý dịch hại tổng hợp IPM trên cây khoai lang cũng đã được thực hiện với quy mô 10 ha tại xã Tân Thành và Tân Hưng.
Bên cạnh cây khoai lang thì cây hành lá cũng được địa phương chú trọng phát triển. Không chỉ quy hoạch vùng sản xuất hành lá tập trung tại xã Tân Bình mà việc áp dụng các phương pháp sản xuất theo hướng an toàn như VietGAP, IPM cũng đã được triển khai thực hiện với quy mô 10 ha.
Với các mô hình sản xuất an toàn, không chỉ nâng cao chất lượng khoai lang, hành lá, tạo thế cạnh tranh trên thị trường mà còn mang lại những hiệu quả tích cực cho người nông dân như: chi phí sản xuất giảm do giảm sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, năng suất cây trồng tăng... Đồng thời, những mô hình này cũng đã giúp người nông dân thay đổi thói quen canh tác, nhất là việc quản lý sâu bệnh hại có tính chủ động hơn, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cũng cân nhắc hơn, có sự theo dõi đánh giá tình hình dịch hại trước khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ưu tiên sử dụng nhóm thuốc sinh học, biết cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả, góp phần bảo vệ sức khoẻ của người lao động và môi trường sống.
Ngoài việc đầu tư, hỗ trợ của nhà nước thì nông dân Bình Tân cũng đã có ý thức hơn trong việc sản xuất an toàn, cụ thể là trong những năm gần đây phong trào trong rau màu trong nhà lưới phát triển khá mạnh. Ban đầu chỉ một vài hộ đầu tư nhà lưới với diện tích vài chục mét vuông thì hiện nay diện tích nhà lưới đã lên đến khoảng 14,2 ha. Theo một số nông dân thì việc trồng rau trong nhà lưới sẽ mang lại nhiều lợi ích như: nhà lưới sẽ che nắng, chắn gió, mưa bảo vệ cho rau không bị dập vào mùa mưa và đặc biệt là hạn chế được các loại côn trùng gây hại xâm nhập, từ đó giảm được việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giảm công lao động, tăng hiệu quả kinh tế, tạo ra được sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng, tạo thế cạnh tranh trên thị trường.
Để sản phẩm nông sản có thế cạnh tranh trên thị trường, ngoài chất lượng thì yếu tố an toàn rất cần được quan tâm thực hiện từ khâu sản xuất, bảo quản và tiêu thụ. Việc đầu tư, hỗ trợ của nhà nước cùng với sự ý thức của người nông dân trong việc sản xuất nông sản an toàn là tín hiệu tích cực để hướng đến nền sản xuất sạch, bền vững.
Minh Luân/http://www.khuyennongvn.gov.vn/
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã