Học tập đạo đức HCM

Hà Tĩnh với những giải pháp hỗ trợ nông dân thu hoạch lúa Hè thu

Thứ hai - 30/08/2021 07:35
Hiện nay, trên các cánh đồng tại Hà Tĩnh lúa hè thu đã chín vàng, nhiều diện tích đã cho thu hoạch. Khác với vụ lúa Xuân và lúa Hè thu những năm trước, mùa gặt năm nay, bà con nông dân vừa phải chạy đua với thời tiết vừa phải tập trung phòng chống dịch Covid-19. Xác định những khó khăn đó nên các địa phương đã có nhiều giải pháp giúp nông dân đẩy nhanh tiến độ thu hoạch để vừa đảm bảo an toàn sản xuất trong điều kiện ứng phó an toàn dịch bệnh và né tránh thiên tai.
DSC 8105

Toàn tỉnh đã thu hoạch hơn 20.000 ha lúa hè thu

 Ghi nhận tại xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, đến thời điểm này, 10/10 thôn của địa phươngvẫn đang thực hiện cách ly y tế theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.vì thế, bà con không thể ra đồng thu hoạch như bình thường. Để giúp người dân yên tâm thực hiện cách ly y tế theo quy định, ngay từ đầu vụ, chính quyền xã Tùng Lộc đã triển khai các phương án bài bản nhằm thu hoạch kịp thời vụ lúa hè thu cho bà con.

Ông Đặng Thanh Bình - Phó Chủ tịch UBND xã Tùng Lộc cho biết: “Xã đã chỉ đạo thôn phối hợp cùng các đoàn thể chịu trách nhiệm chính trong việc thu hoạch vụ hè thu. Chúng tôi đã ký hợp đồng với các chủ 7 máy gặt đập liên hợp tại địa phương để tiến hành gặt hơn 480 ha lúa của hơn 2.000 hộ dân, tại 10/10 thôn của toàn xã theo cách làm cuốn chiếu, chín đến đâu gặt đến đó. Theo hợp đồng, chi phí người dân phải trả cho chủ máy gặt là không quá 140 ngàn đồng/sào, bao gồm: gặt, đập và vận chuyển lúa sau khi gặt tập kết đến chỗ thuận lợi nhất để người dân chở về nhà”.

Cùng với đó, tại địa phương, các bí thư chi bộ, thôn trưởng chịu trách nhiệm thăm đồng, thông báo với người dân về tình hình lúa chín để người dân chuẩn bị bao, bì đựng. Cán bộ thôn trực tiếp giám sát việc gặt lúa của từng hộ dân trong thôn, ghi tên đánh dấu lên bao bì... Sau khi thu hoạch xong phần ruộng của mỗi hộ dân, người giám sát sẽ gọi điện về cho từng hộ gia đình cử một người đưa phương tiện chở lúa về nhà. Đối với gia đình không có nhân lực do đi cách ly tập trung hoặc đau ốm, thôn sẽ điều động các đoàn thể hỗ trợ.Tất cả chủ máy gặt cùng cán bộ thôn tham gia giám sát và người dân vận chuyển lúa của mỗi gia đình đều phải đảm bảo có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19 còn hiệu lực trong thời gian thực hiện việc thu hoạch lúa.

          “Theo đánh giá bước đầu của xã, vụ hè thu năm nay được mùa, dự kiến năng suất lúa toàn xã đạt 50 tạ/ha và sẽ cho thu hoạch đại trà trong vòng 7-10 ngày tới. Để kịp thu hoạch khi lúa chín, UBND xã sẽ cử thêm lực lượng các đoàn thể cùng phối hợp thu hoạch giúp người dân. Bên cạnh đó, xã cũng đã kết nối với một số tiểu thương thu mua lúa cho những bà con có nhu cầu” -  Phó Chủ tịch UBND xã Đặng Thanh Bình cho biết thêm.

Khó khăn trong thu hoạch lúa Hè thu năm nay không chỉ diễn ra ở những địa phương thực hiện cách ly y tế theo Chỉ thị 16/CT-TTg mà đây còn là tình hình chung của các địa phương trong toàn tỉnh. Bởi do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, đặc biệt 2 tỉnh liền kề Quảng Bình, Nghệ An dịch đang diễn biến phức tạp nên lượng máy gặt về trên địa bàn sẽ giảm. Thiếu máy gặt đồng nghĩa với việc tiến độ thu hoạch lúa sẽ chậm lại, bên cạnh đó, thời tiết về mùa này lại không ủng hộ, những cơn mưa rào xuất hiện xen kẻ trong ngày càng gây khó khăn hơn cho việc thu hoạch lúa.

Tại Cẩm Xuyên, là địa phương có diện tích lúa hè thu năm 2021 lớn nhất toàn tỉnh với 9.060 haLo ngại tình trạng thiếu máy gặt do ảnh hưởng của dịch Covid-19, huyện Cẩm Xuyên đã sớm giao các địa phương chủ động phương án. Theo đó, chính quyền các địa phương đã linh hoạt nhiều giải pháp để hỗ trợ cùng bà con thu hoạch lúa. Đơn cử như xã Cẩm Hưng, ngay từ đầu xã đã vận động người dân mua thêm 3 máy gặt đập, nâng tổng số máy hiện có trên địa bàn lên 6 máy.

Ông Nguyễn Đình Hoạt - Chủ tịch UBND xã Cẩm Hưng thông tin: “Ngoài số lượng máy gặt của người dân địa phương, hiện nay, bà con cũng đã kêu gọi được 8 máy gặt ở Nam Định về trên địa bàn. Với các chủ máy này, chúng tôi đã cho test nhanh COVID-19, khai báo y tế và ký cam kết thực hiện phòng chống dịch....Bên cạnh việc chủ động điều tiết máy gặt trong điều kiện phòng chống dịch COVID-19, xã Cẩm Hưng cũng triển khai cho các chủ máy ký cam kết về giá cả. Giá thuê máy gặt cũng được thông báo rộng rãi trên hệ thống loa phát thanh của địa phương để người dân nắm bắt thông tin”.

Vụ hè thu năm nay, nhờ đưa vào những bộ giống ngắn ngày như: Khang dân 18, Xuân mai 12, Thiên ưu 8… và triển khai khung thời vụ sớm nên Cẩm Xuyên thu hoạch sớm hơn so với các địa bàn khác.  Đến nay, bà con toàn huyện đang tranh thủ thu hoạch lúa hè thu, năng suất ước đạt gần 51 tạ/ha.

Ông Lê Văn Danh – Trưởng phòng NN&PTNT huyện Cẩm Xuyên cho biết:“Để đảm bảo thu hoạch lúa hè thu trong điều kiện phòng chống dịch COVID-19, huyện đã giao các xã, thị trấn chủ động điều tiết máy và triển khai sớm kế hoạch gặt lúa theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng”. Hiện tại, trên địa bàn hiện có 209 máy gặt, cao hơn so với năm ngoái 50 máy gặt. Ngoài chủ động về máy, huyện Cẩm Xuyên cũng chỉ đạo người dân huy động tối đa nhân lực gặt tay để đẩy nhanh tiến độ thu hoạch trong điều kiện đảm bảo phòng chống dịch COVID-19”.

Không chỉ tại Can Lộc, Cẩm Xuyên, mà không khí khẩn trương của mùa gặt cũng đang diễn ra tại nhiều địa phương khác trong tỉnh. mùa gặt này, nông dân Hà Tĩnh luôn xác định phải chạy đua cùng với thời tiết nên nhiều diện tích đã cho thu hoạch sớm khi lúa chín mới chỉ hơn 75%. Và cũng chính điều này sẽ tạo sự thuận lợi cho các chủ máy gặt cũng như chính người dân trong bối cảnh dịch bệnh xảy ra. Bên cạnh một số xã huy động sử dụng máy gặt tại chỗ thì nhiều địa phương còn thực hiện liên kết với các xã cận kề, cùng hỗ trợ nhau, điều tiết máy gặt từ vùng này đến vùng khác theo hình thức ở đâu có lúa chín trước thì có máy đến ngay để thu hoạch.

Upload

Vụ lúa Hè thu này đánh giá được mùa so với nhiều năm trở lại đây

Theo đánh giá của ngành chuyên môn, vụ Hè thu năm nay được mùa so với những năm trước, dự kiến năng suất bình quân đạt gần 48 tạ/ha (cao hơn những năm trước 7tạ/ha). Trong đó một số huyện có năng suất đạt khá cao như Kỳ Anh 50 tạ/ha; Cẩm Xuyên 51 tạ/ha, Thạch Hà 49 tạ/ha. để bảo vệ an toàn năng suất đến cuối vụ, việc đẩy nhanh tiến độ thu hoạch để kịp hoàn thành trước mùa mưa bão là hết sức quan trọng. Vì thế, ngay từ đầu, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có công văn chỉ đạo các sở, ban, ngành và chính quyền địa phương ngoài việc đảm bảo an toàn cho bà con nông dân trong quá trình lao động, tăng cường tuyên truyền cho người dân về thông điệp 5K thì các địa phương cần phải vào cuộc giám sát, điều tiết vận hành máy gặt,hỗ trợ nhân lực để thu hoạch vừa đảm bao tiến độ nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu phòng dịch.

Theo thống kê số liệu, đến thời điểm này, toàn tỉnh đã thu hoạch hơn 20.000/ 44.950 ha, đạt gần 44% diện tích lúa hè thu, nhiều địa phương thu hoạch đạt tỷ lệ cao như huyện Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Nghi Xuân, Đức Thọ và Can Lộc,... Dự kiến, đến trước ngày 15/9, các địa phương trong tỉnh sẽ thu hoạch xong toàn bộ diện tích.Với sự nổ lực của các cấp, ngành, chính quyền địa phương cùng bà con nhân dân, thành quả vụ Hè thu năm nay quyết tâm được bảo vệ  để Hà Tĩnh tiếp tục có một vụ mùa thắng lợi trọn vẹn, góp phần  đảm bảo an ninh lương thực./.

Theo Nguyễn Hoàn/khuyennonghatinh.vom

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập149
  • Hôm nay38,285
  • Tháng hiện tại769,638
  • Tổng lượt truy cập91,943,367
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây