Khi bắt tay xây dựng trang trại (tròn một năm), không ít người bảo tôi hoang tưởng. Ban đầu, tôi chỉ ý định chỉ trồng rừng, nhưng sau thấy có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi nên chuyển hướng”, anh Xoan tâm sự.
Trang trại tổng hợp giữa vùng đồi hoang vu năm nào |
Được sự đầu tư (1,4 tỷ đồng) từ Tổng Công ty KS&TM Hà Tĩnh, anh Xoan mời thêm 4 thành viên nữa lập nên HTX chăn nuôi và dịch vụ tổng hợp Phú Sơn. Các thành viên trong hợp HTX đã mạnh dạn đầu nhiều tỷ đồng (4 tỷ đồng vay vốn ngân hàng) để san đồi và xây dựng thêm những dãy chuồng nuôi lợn nái và lợn thương phẩm.
Trong tổng số 50.000m2 của khu vực chăn nuôi, có tới 30.000 m2 dành cho việc xây dựng chuồng trại, 20.000 m2 dùng để xây dựng các công trình phụ trợ khác như: khu xử lý nước thải, chất thải (ao sinh học, hầm biôga), nhà kho, nhà quản lý, điều hành, sân và đường nội bộ...; số diện tích còn lại là phần đồi dốc, HTX đầu tư phát triển trồng rừng.
Trang trại áp dụng quy trình công nghệ hoàn chỉnh, khép kín phù hợp với quy mô sản xuất và môi trường, khí hậu tại địa phương. Những thiết bị phục vụ cho phát triển chăn nuôi như: sàn lồng lợn chửa, đẻ; xi lô chứa thức ăn, hệ thống cấp, dẫn nước và núm tự động; hệ thống làm mát, hệ thống phun sương; hộp định lượng thức ăn cùng các thiết bị gieo tinh nhân tạo gồm: giá nhảy, tủ hấp, tủ trữ tinh, máy trữ tinh; ống nghiệm các loại... đều theo công nghệ Thái Lan.
Chăn nuôi lợn khép kín theo công nghệ Thái Lan |
Trang trại cũng thực hiện rất kỹ khâu phòng dịch, công tác thú y trong chăn nuôi; nếu muốn trực tiếp vào tham quan, bắt buộc phải đi qua 2 khu vực có sát trùng.
Hiện nay, trang trại này đã được Tổng Công ty KS&TM Hà Tĩnh bảo trợ trong việc cung cấp giống và bao tiêu sản phẩm lợn thương phẩm.
Mặc dù vẫn đang trong giai đoạn xây dựng, nhưng trang trại đã sở hữu 1.200 con lợn thương phẩm, 450 con lợn nái; gần 100 con lợn rừng, 10 con hươu, hơn 100 con bò; 2 ha trồng chanh, cam; 7 ha cây cao su và 4 ha mặt nước nuôi các loại cá có giá trị.
Mô hình chăn nuôi lợn rừng |
Bên cạnh đó, trang trại còn kết hợp thêm những mô hình "lấy ngắn nuôi dài" như: nuôi ong, gia cầm.
Hoạt động chưa lẫu nhưng trang trại đã thu lãi 600 triệu đồng (sau khi trừ chi phí chăn nuôi và lãi ngân hàng) từ sản phẩm chăn nuôi; giải quyết việc làm cho 15 công nhân lao động địa phương ăn ở tại chỗ, thu nhập 3,5 triệu đồng/người/tháng, chưa kể số công nhân thời vụ của trang trại khi phát rẫy, trồng cây lên tới 40-50 người.
Các khâu kỹ thuật về chăn nuôi được thực hiện rất tỉ mỉ |
Khi được hỏi, trong quá trình phát triển kinh tế theo mô hình trang trại ở nông thôn hiện nay có thuận lợi gì, anh Xoan trả lời: Đó là chính sách phát triển kinh tế theo mô hình của chương trình xây dựng nông thôn mới; ví như đường điện được nhà nước hỗ trợ 100%.
Người dân xã Ân Phú giờ không chỉ khâm phục người đàn ông có dáng người nhỏ bé trong phát triển kinh tế mà họ kính nể hơn bởi anh là người biết vượt lên số phận, bởi sau "trận lũ kép" năm 2010, gia đình anh Xoan trở nên trắng tay.
Sỹ Thông - Quốc Hoàn
Nguồn baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;