Học tập đạo đức HCM

Khánh Hòa: Giống mía mới giúp dân làm giàu

Thứ bảy - 06/07/2013 04:57
Mía là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh Khánh Hòa, song vài năm gần đây một số giống mía cũ cho năng suất rất thấp, lượng đường giảm, nên giá đường cũng giảm theo.

 

Để tháo gỡ khó khăn này cho các hộ nông dân, Công ty CP Đường Khánh Hòa liên kết với Viện Nghiên cứu mía đường Bến Cát (Bình Dương) tiến hành khảo nghiệm các giống mía mới nhập nội hoặc Việt Nam tự lai tạo để về khảo nghiệm và cho kết quả khá khả quan. Bộ giống mía mới này bao gồm: K88 – 65, K88 – 92, K95, Suphanburi 7, U thong 3 và U thong 4.

Ông Sử Hồng Xuân (thôn Suối Cát, xã Cam Hiệp Nam, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) người trồng giống mía mới K88-65 cho biết: “Giống mía K88 – 65 rất tốt, tôi đã trồng được với diện tích 1,3ha và trồng giống mía mới này được 4 năm nay, mỗi năm trồng được 1 vụ cho thu nhập 100 triệu đồng/ha cao hơn 20 triệu đồng so với giống mía cũ”.

Ông Sử Hồng Xuân phấn khởi với giống mía K88 – 65.

Ngoài giống K88 – 65, giống mía Suphanburi 7 đã được nhiều người dân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa biết đến như là một người bạn của nhà nông. Hộ ông Nguyễn Hồng Hải, ở xã Cam Hiệp, huyện Cam Lâm đã trồng giống mía Suphanburi 7 với diện tích 2,5ha đã được 3 năm nay, năm nào cũng thắng. Vụ đầu tiên được 10 tấn/sào, lãi trừ các khoản chi phí 5 triệu đồng/sào, các vụ còn lại cho thu nhập trên 5 triệu đồng/sào. Giống mía này đẻ nhánh khỏe, tính nổi trội chịu hạn tốt, sinh trưởng nhanh, trữ đường cao, đặc biệt hơn cây không bị chết khi sang các vụ thứ 2 và thứ 3.

Ông Lê Đức Duy – Phó Giám đốc Nhà máy Đường Khánh Hòa cho biết: “Trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã có 5 huyện, thị trồng giống mía mới, cao nhất Ninh Hòa (6.800ha), Diên Khánh (2.900ha), Cam Lâm (2.800ha)… Các giống mía đều cho năng suất cao, chữ đường bình quân đạt 11,2 CCS, một số giống mía từ 13 tháng tuổi có chữ đường cao 12 – 12,5 CCS. Đa số các giống mía trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng tại địa phương, mỗi địa phương có một giống mía thích hợp. Riêng giống mía K88 – 65, tại huyện Cam Lâm đã trồng được 1.800ha với khoảng 2.200 hộ dân trồng.

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập283
  • Hôm nay56,502
  • Tháng hiện tại887,229
  • Tổng lượt truy cập92,060,958
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây