Học tập đạo đức HCM

Chăn nuôi thỏ- hướng phát triển kinh tế mới ở Cẩm Vịnh

Thứ ba - 26/02/2013 19:10
Sáng đầu xuân, chúng tôi về xã Cẩm Vịnh ( Cẩm Xuyên), trong nắng mai, màu xanh của những cánh đồng lúa như trải dài bất tận. Trên những con đường bê tông rộng rãi tỏa về các lối xóm, từng đoàn học sinh vai quàng khăn đỏ tung tăng tới trường, các bác nông dân ra đồng làm việc. Chúng tôi cảm nhận được một không khí bình yên, vui tươi của vùng quê ven đô đang trong quá trình đổi mới.

 

Chăn nuôi thỏ- hướng phát triển kinh tế mới ở Cẩm Vịnh
Nuôi thỏ là một hướng phát triển kinh tế mới khá hiệu quả của bà con nhân dân xã Cẩm Vịnh, Cẩm Xuyên

Về Cẩm Vịnh lần này, chúng tôi được nghe bà con nông dân kể nhiều về các hướng phát triển kinh tế, nhiều mô hình đã thực hiện cho hiệu quả như: mô hình chăn nuôi lợn, chim trĩ, trồng rau sạch...trong đó nổi bật nhất vẫn là đưa việc chăn nuôi thỏ trở thành hướng thoát nghèo mới. Từ những câu chuyện thú vị đó, chúng tôi đã đến tận nhà ông Bùi Đức Thanh - thôn 2 (người đầu tiên đem việc nuôi thỏ vào phát triển kinh tế ở xã Cẩm Vịnh) để "mục sở thị" việc con thỏ đã thích nghi với vùng đất này như thế nào.

Đưa tôi vào tham quan khu chăn nuôi thỏ với hệ thống chuồng trại khép kín, thoáng mát và sạch sẽ nằm riêng biệt, ông Thanh vui vẻ cho biết: "Năm 2010, xem trên ti vi, tôi thấy chương trình giới thiệu về mô hình nuôi thỏ đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nhận thấy, thỏ là con vật dễ nuôi, phù hợp với điều kiện gia đình như: không cần diện tích chuồng trại lớn; vốn đầu tư thấp, có thể tận dụng nguồn thức ăn có sẵn trong tự nhiên. Mặt khác thỏ lại sinh sản nhanh, một lứa thỏ trong vòng 2 tháng đã có thể xuất chuồng...nên tôi quyết tâm khởi nghiệp với 4 con thỏ giống. Qua một thời gian, thực tế cho thấy, chăn nuôi thỏ cho thu nhập khá nên tôi tiếp tục đầu tư mở rộng chuồng trại chăn nuôi với diện tích hơn 100m2. Xác định việc phát triển chăn nuôi thỏ phải phát triển theo hướng hàng hóa mới đưa lại hiệu quả kinh tế, nên tôi đã giành thời gian nghiên cứu kỹ thuật nuôi thỏ, chú trọng đầu ra…".

Với kiến thức học hỏi được, cộng với sự cần mẫn chăm sóc, nên đàn thỏ phát triển ổn định và sinh sản tốt, hiện tại gia đình ông có gần 100 con thỏ giống, hơn 300 con thỏ con chuẩn bị xuất chuồng. Theo tính toán thì mỗi tháng, gia đình ông xuất bán gần 100 con thỏ với giá bán từ 80-100 ngàn đồng/kg, sau khi trừ các chi phí thì thu về từ 12-15 triệu đồng."

Thấy người hàng xóm của mình ăn nên làm ra, một số hộ dân trong thôn cũng đã mạnh dạn đầu tư con giống, cải tạo lại hệ thống chuồng trại để nuôi thỏ như hộ ông Nguyễn Hùng Viễn - thôn 2 nuôi với quy mô 150 con bước đầu cho thu nhập 5-7 triệu đồng mỗi tháng, và còn nhiều hộ khác với quy mô nhỏ hơn, khoảng 20 - 50 con.

Hiện nay, trên địa bàn toàn xã có khoảng hơn 10 hộ dân đang chọn mô hình nuôi thỏ để phát triển kinh tế. Nhằm khuyến khích, động viên các hộ nuôi thỏ, xã Cẩm Vịnh đã hỗ trợ các gia đình nuôi thỏ có quy mô từ 20 - 100 con là 1 triệu đồng và nuôi trên 100 con là 2 triệu. Điều đáng mừng, thị trường tiêu thụ thỏ ngày càng được mở rộng, các tư thương đã đến tận nhà để đặt hàng, giúp người chăn nuôi ngày càng yên tâm đầu tư sản xuất .

Anh Dương Kim Sơn - Trưởng ban khuyến nông xã Cẩm Vịnh cho biết: "Nhận thấy, nuôi thỏ là một hướng phát triển kinh tế mới khá hiệu quả, chúng tôi đang khuyến khích các hộ chăn nuôi phát triển quy mô, mở rộng diện tích. Tuy nhiên, điều chúng tôi lo lắng là việc ổn định thị trường tiêu thụ với khối lượng hàng hóa lớn. Trước tình hình đó, xã Cẩm Vịnh đã có kế hoạch thành lập tổ hợp tác chăn nuôi thỏ, tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định trong và ngoài tỉnh cho bà con nông dân."

Từ thành công bước đầu của các mô hình nuôi thỏ ở xã Cẩm Vịnh, mong rằng, tỉnh và huyện cần có những chính sách mới để hỗ trợ, khuyến khích và nhân rộng mô hình để các hộ nông dân yên tâm đầu tư, phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo, góp phần cải thiện đời sống.

Thế Công
Theo baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập540
  • Hôm nay73,005
  • Tháng hiện tại732,332
  • Tổng lượt truy cập93,109,996
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây