Học tập đạo đức HCM

Đánh thức đồng hoang

Thứ sáu - 06/04/2012 04:33
Không có 1 tấc đất nhưng lão vẫn máu me làm nghề nông. Tiền của lão có thể chưa thật nhiều nhưng cách lão biến đồng hoang đẻ ra tiền mới đáng trân trọng. Những suy tư, nguyện vọng của lão Dồn rất đáng để các nhà hoạch định chính sách lưu tâm.

Gian nan gom đất

Ngôi nhà 3 tầng khang trang của lão nông Bùi Thanh Dồn vừa mới xây xong ở trị trấn Mường Khến, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Hôm chúng tôi đến chỉ có mình cậu con trai của lão ở nhà. “Từ ngày xây nhà xong, có mấy khi bố em ở nhà đâu. Ông thích ở ngoài đồng hơn ở nhà anh à”. Nói rồi, người con trai của lão Dồn hướng dẫn chúng tôi  đến xóm Chuông, xã Quy Hợp, nơi lão Dồn đặt đại bản doanh để trồng bí.

Men theo con đường mòn uốn lượn qua những quả đồi quanh co, chúng tôi cũng đến được bản Chuông. Bên cạnh dòng suối Hoang Cun hiền hòa là cánh đồng bí xanh dài tít tắp. Phía xa lão Dồn đang đi lại thăm từng luống bí, thỉnh thoảng lão lại dùng kéo cắt những sợi dây bí quấn vào nhau. Lão Dồn có dáng người to đậm. Những động tác lão tách dây bí rời nhau rất thuần thục. Năm nay lão đã ngoài 60 tuổi nhưng nom còn khoẻ lắm. Vừa gặp chúng tôi lão đã nở nụ cười tươi: Năm nay thời tiết rét quá nên bí chưa cho thu hoạch. Bình thường như mọi năm tôi đã thu được 1 lứa bí sớm, thu được khối tiền rồi. 

 

Vợ chồng lão Dồn

Theo hướng chỉ tay của lão, những luống bí xanh đang ra hoa ăn tít vào chân đồi đều. Cánh đồng này rộng khoảng 3ha. Khác với bà con ở dưới xuôi, lão không làm giàn cho bí mà cho bí bò dọc trên nền ruộng. Từng luống bí xanh, thân mập, to khoẻ cứ vươn dài trên đất. Lác đác vài cây đã có hoa vàng. Vừa nâng một cây bí lên lão vừa nói: Khoảng giữa tháng 4 là tôi có bí bán rồi. Bí xanh dễ trồng, cho hiệu quả kinh tế cao, năng suất đạt trung bình 1,2-1,5 tấn/sào. Bí xanh quả nhỏ dài 60-80cm, trọng lượng 2-3kg. Mỗi cây bí này cho vài chục cân quả là bình thường. Nếu như thời tiết không diễn biến thất thường, trung bình mỗi 1ha bí xanh cho thu hoạch khoảng 20 tấn quả, tương đương 300 triệu đồng, bởi giá hiện tại là 15.000đ/1kg. Như vậy 3ha bí xanh của lão thu được tiền tỷ chứ không ít.

Thấy tôi nhẩm tính, lão chỉ cười xoà: Nếu được như vậy, mấy mà tôi thành tỷ phú. Làm nông nghiệp có nhiều chi phí và rủi ro không thể tính hết được. Đầu vụ thì giá bí cao vậy nhưng cuối vụ có khi xuống còn 9.000đ/kg. Hơn nữa chi phí cho việc thuê nhân công giờ đây cao lắm.

Dẫn chúng tôi vào cái lều dựng tạm, lão lôi chiếc điếu cày bắn một "bi" như tự thưởng cho mình sau 1 ngày làm việc mệt nhọc, rồi lão chậm rãi kể: Nhà tôi không có ruộng nên phải thuê lại đất của bà con với giá 5 triệu đồng/ha, mà cũng chỉ thuê được 1 vụ. Nửa năm còn lại bà con để cấy ruộng.

Nhìn ra cánh đồng phía trước lão thở dài: Đấy anh xem, những ô ruộng bên suối của bà con để cho cỏ mọc, vậy mà thuê lại cũng khó đấy. Ở đây bà con chỉ cấy được 1 vụ, còn 1 vụ để ruộng cho cỏ mọc. Mình tiếc của, vận động mãi họ mới cho thuê được 3 ha. Vụ nào cũng vậy, cứ đầu năm là tôi phải đến từng hộ dân vận động cho mình thuê ruộng mà họ bỏ hoang đó đấy.

Ruộng đồng nơi đây vụ này bỏ hoang nhiều vô kể, đất đồi rộng mênh mông vậy mà thuê đất lâu dài lại không được. Theo tính toán của lão Dồn, 1ha trồng lúa của bà con thu được khoảng 4 tấn thóc, tương đương với 20 triệu đồng. Đó còn chưa kể đến công, phân bón, giống má, rủi ro mất mùa…Trong khi đó lão sẵn sàng bỏ ra 20 triệu đồng để thuê 1ha đất/năm của bà con. Lợi thì đã rõ vậy nhưng không ai đồng ý cho lão thuê đất. Theo cái lý của bà con người Mường nơi đây, nếu lấy tiền sẽ tiêu hết, không chắc bằng trồng lúa. Do vậy việc lão đi thuê đất không ổn định khiến lão không thể đầu tư lâu dài được.

“Nếu như thuê được đất lâu dài tôi có thể làm giàn cho cây bí, và hệ thống tưới tiêu hiện đại, lợi nhuận sẽ tăng gấp đôi, gấp 3 lần. Hơn nữa, nếu trồng bí trái vụ, giá bí thường cao hơn rất nhiều so với chính vụ”, lão Dồn cho biết.

Vì không thuê được đất lâu dài nên cứ sau 1 vụ lão phải đi đàm phán với bà con để tiếp tục hợp đồng. Cái khó là nhiều bà con sẵn sàng bỏ đất hoang chứ nhất định không cho lão thuê. Lợi ích rất rõ ràng vậy mà không phải lúc nào cũng thuyết phục được bà con đồng ý. Do vậy, sau mỗi vụ lão lại phải chuyển đi nơi khác.

 

“Làm nông nghiệp việc đầu tiên phải có quỹ đất ổn định, mình mới dám đầu tư. Sau mỗi vụ chuyển đi vừa tốn công, tốn sức lại không mang lại hiệu quả như mong muốn. Làm theo kiểu ăn đong như hiện nay, tôi không chủ động được khâu sản xuất”, lão Dồn đưa tay chỉ về cánh đồng hoang rộng hàng chục héc - ta mà bà con để hoang cho cỏ mọc với ánh mắt đầy tiếc nuối.

Cách cánh đồng bí xanh của lão 4km, tại xóm Cộng xã Quy Hợp, lão Dồn cũng thuê 3ha đất để trồng dưa. Dự kiến đến tháng 5 này 3ha dưa sẽ cho thu hoạch. Tuy chỉ thuê đất được 1 vụ nhưng theo tính toán của lão Dồn, trừ hết chi phí đi mỗi năm thu được 200-300 triệu nằm trong tầm tay.

Đất không phụ công người

Lão Dồn là người Mường. Trước đây, lão công tác ở Ty lâm nghiệp Tân Lạc. Suốt mấy chục năm công tác, vợ chồng lão đã gắn bó với rừng, với núi nơi đây. Năm 1990, lương của vợ chồng ba cọc ba đồng không đủ sống nên lão xin nghỉ chế độ. Vợ chồng lão về vườn với ít vốn nho nhỏ, lão xoay ra đủ nghề nào buôn bán, máy xát gạo… Nhưng làm tướt bơ vẫn không đủ sống. 

 

Lão Dồn “biến” đồng hoang thành cánh đồng dưa xanh tốt

Một lần lão về 1 người quen ở huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây cũ chơi. Nửa đêm lão thấy người dân nơi đây dậy rất sớm để đi chợ bán rau. Lão chợt nghĩ, ở nơi này đất ít, người đông mà người dân vẫn xoay xở để làm giàu. Trong khi đó xứ Mường – nơi lão sinh ra đất đai rộng mênh mông và vẫn nghèo.

Sau hôm đó, về quê lão bàn với vợ, không đi chạy chợ nữa mà quay sang làm nông nghiệp. Bà Lan - vợ lão thấy lạ và hỏi lại: Mình làm gì có tấc đất nào mà trồng cây? Lão lại có suy nghĩ khác bởi cạnh nhà lão bà con thường bỏ ruộng hoang nhiều quá. Mỗi năm bà con chỉ trồng cấy có 1 vụ. Còn 6 tháng để đất cho cỏ mọc. Lão nảy ra ý định trồng dưa trên đất bỏ hoang đó.

Nghĩ thế, lão bắt tay vào làm. Nhà có 8 triệu đồng, khi đó tương đương hơn 2 cây vàng, lão đổ vào mua giống, phân bón để trồng dưa dưới đồng. Tuy chưa làm nông nghiệp bao giờ nhưng nhờ dám nghĩ, dám làm và ham học hỏi, vợ chồng lão trồng được 3 ha dưa. Chỉ sau thời gian ngắn dưa lên xanh đồng.

Lần đầu tiên lão được ngắm vườn dưa của mình xanh mướt và sai trĩu quả, lão thầm nghĩ, năm nay bèo ra cũng thắng được vài triệu đồng. Và khi cách đồng dưa cho thu hoạch, vợ chồng lão mới chỉ dám trẩy thử vài gánh dưa đi bán. Dưa khi đó bán rất được giá. Nhưng niềm vui của lão ngắn chẳng tay ngang, trời đổ mưa tầm tã. Đêm đó lão không sao chợp mắt được, bởi lẽ mưa xuống dưa sẽ khó bán. Sáng sớm hôm sau lão bật dậy và chạy thẳng ra cánh đồng dưa. Một cảnh tượng khiến lão ngục ngã, trước mắt lão toàn là màu trắng. Cả cánh đồng dưa chỉm nghỉm dưới nước lũ. Thế là bao công sức của vợ chồng lão đã trôi ra sông, ra bể. Vài ngày sau nước rút, dưa thối nhũn cả.

Sau lần thất bại đó, tưởng lão không dám nghĩ tới chuyện trồng dưa nữa. Nhưng khi đã bình tĩnh trở lại, lão lại bàn với vợ, nguyên nhân thất bại là do lão chưa tính được thời điểm lũ về. Nếu muốn trồng dưa thắng lợi phải trồng sớm hơn. Thế là lão lại tiếp tục vay vốn, thuê đất làm dưa. Sau những kinh nghiệm tích lũy được từ vụ trước, lão đã trồng dưa sớm hơn vụ trước khoảng 15 ngày. “Nếu mình thu hoạch xong trước mùa lũ là thắng lợi”, lão Dồn tự tin vào suy đoán của mình. Quả nhiên vụ dưa năm đó lão đã thu được lợi nhuận lớn.

Giờ đây lão đã có đủ tự tin lão là “chuyên gia” trong việc trồng bí xanh và dưa tại xứ Mường. Quan trọng hơn lão đã phá thế độc canh cây lúa ở Tân Lạc và mở ra một hướng đi mới cho bà con nơi đây.

Theo nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập113
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm103
  • Hôm nay31,634
  • Tháng hiện tại210,201
  • Tổng lượt truy cập90,273,594
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây