Học tập đạo đức HCM

Đi nước ngoài học nghề, về quê đào ao, nuôi cá thu tiền tỷ

Thứ ba - 17/04/2012 05:00
Ông Nguyễn Đức Vụ - một cựu chiến binh nhiễm chất độc da cam ở xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương đã mạnh dạn sang Thái Lan, Trung Quốc, Philippines... học nghề rồi trở về quê hương đào ao, nuôi cá. Giờ đây, ông là chủ 1 trang trại rộng hơn 10ha có doanh thu 10 tỷ đồng mỗi năm.

Xuất ngoại để học nuôi cá

Năm 1985, trở về quê hương sau 14 năm gắn bó trong quân ngũ, tài sản ông Nguyễn Đức Vụ mang theo là những tấm huy chương, bằng khen dũng sĩ diệt Mỹ cùng với di chứng của chất độc da cam trong người. Ông Vụ nhớ lại: "Lúc ấy đất nước vừa qua chiến tranh, cuộc sống bà con ai nấy cũng đều vất vả, khó khăn. Quê tôi toàn đất trũng nếu chỉ cấy lúa thì không thể cho thu nhập nuôi sống gia đình. Được hưởng cơ chế của Nhà nước cho chuyển đổi từ đất ruộng sang ao cá, tôi đã mạnh dạn vay quỹ tín dụng 300.000 đồng để nhận ruộng làm thí điểm nuôi cá truyền thống".

Ông Nguyễn Đức Vụ bên trang trại nuôi cá đặc sản hơn 10ha.

Theo phương châm lấy ngắn nuôi dài, gia đình ông vừa trồng lúa vừa nuôi cá, tích góp dần để mở rộng diện tích. Do không nắm vững kỹ thuật, cá bị mắc bệnh, chết nổi trắng ao, toàn bộ số tiền đầu tư mất trắng. "Với số vốn ít ỏi, ban đầu tôi chỉ đầu tư 5 sào để nuôi cá trôi, cá chép. Tôi đã thất bại bởi không nắm vững kỹ thuật, nhập cá giống cũ đã bị thoái hóa, cho năng suất không cao và chưa phù hợp với môi trường sống". - ông Vụ chia sẻ.

Thất bại đầu tiên không làm cho cựu chiến binh Nguyễn Đức Vụ nản lòng. Nhận thấy thiếu những kiến thức cơ bản về kỹ thuật nuôi cá đặc sản là nguyên nhân chính dẫn tới thất bại nên ông đã đưa ra một quyết định táo bạo: Vay tiền của bạn bè, anh em để ra nước ngoài học cách nuôi cá, mở trang trại. Năm 2002, ông sang Thái Lan, Philippines, Trung Quốc học cách mở trang trại, chọn con giống, cách thức nuôi, phòng chống dịch cho mỗi loại cá. Đặc biệt, ông đã được tham quan các mô hình của nước bạn, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm của các ông chủ trang trại lớn. Đến nay, trang trại cá đặc sản mỗi năm đem về cho gia đình ông khoảng 10 tỷ đồng, tạo việc làm ổn định cho 20 lao động với mức thu nhập 4 triệu đồng/người/tháng và 40 lao động thời vụ.

Nhân nghề cho bà con

Ý chí và quyết tâm của người lính chiến trường đã giúp ông vượt qua những giai đoạn khó khăn. Sau khi học nghề từ nước bạn trở về quê hương, ông chú trọng đầu tư nuôi các loại cá đặc sản cho giá trị kinh tế cao như cá rô phi đơn tính (Philippines), chép lai ba máu F1, điêu hồng, tôm càng xanh, ếch (Thái Lan)... Ông xây dựng trang trại một cách bài bản, đối với mỗi loại cá, ông quy hoạch thành từng vùng nuôi riêng. Cá giống ông nhập trực tiếp từ nước ngoài. Các công đoạn chăm sóc đều được tiến hành hết sức cẩn thận và theo một quy trình khép kín.

Trang trại cá đặc sản mỗi năm đem về cho gia đình ông Vụ khoảng 10 tỷ đồng, tạo việc làm ổn định cho 20 lao động với mức thu nhập 4 triệu đồng/người/tháng và 40 lao động thời vụ.

Ông Vụ cho biết thêm, cá giống nhập khẩu thường cho năng suất cao gấp đôi so với cá giống truyền thống và khi đưa vào nuôi ít bị ô nhiễm hơn, phần nữa cá giống nhập khẩu chịu được ở nhiệt độ cao... Trung bình, cá thương phẩm nuôi lấy thịt cho thu nhập 2 vụ/năm. "Trước kia, nuôi cá trắm, mè, thức ăn chủ yếu là cỏ, cứ trung bình 1 tấn cỏ cho thu về được 8 tạ cá. Cái khó là cuống cỏ và thức ăn thừa mà cá thải ra ảnh hưởng đến môi trường nước của chúng. Hơn nữa, cá trắm rất hay bị dịch bệnh, nếu nuôi không có kỹ thuật bài bản, việc thua lỗ là không thể tránh khỏi".

Không chỉ biết làm giàu cho gia đình, ông Vụ còn tuyên truyền, vận động, giúp đỡ cho các hộ nghèo áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất và nhân nghề cho các gia đình có nhu cầu học. Anh Trần Văn Thắng (xã Minh Tân, huyện Kinh Môn) là một trong số các chủ trang trại lấy giống và được tư vấn kỹ thuật nuôi từ ông Vụ. Anh Thắng chia sẻ: "Thấy được việc nuôi cá đặc sản đem lại hiệu quả kinh tế cao, gia đình tôi cũng đã mạnh dạn sang học hỏi kinh nghiệm và lấy con giống về thí điểm. Với 6 sào, tôi thả nuôi được 4.000 con cá giống các loại. Lấy giống từ gia đình anh Vụ, tôi thấy cá phát triển nhanh, được anh quan tâm hướng dẫn cách phòng tránh dịch cho cá và áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất nên tôi thấy rất yên tâm".

Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập118
  • Hôm nay33,858
  • Tháng hiện tại212,425
  • Tổng lượt truy cập90,275,818
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây