Học tập đạo đức HCM

Kinh tế trang trại, nhìn từ huyện Krông Năng

Thứ tư - 12/09/2012 20:24
Kinh tế trang trại là mô hình sản xuất đã và đang khẳng định được ưu thế. Song bên cạnh đó, việc phát triển loại hình kinh tế này vẫn còn những bất cập. Ghi nhận ở huyện Krông Năng (Đắk Lắk).
 
Một trang trại chuyên trồng càphê ở xã Ea Tam.

Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Krông Năng, toàn huyện hiện có 224 trang trại, trong đó có tới 221 trang trại trồng trọt. Các trang trại đã sử dụng nguồn lao động khá lớn với hơn 700 người. Đây là số lao động thường xuyên, được chủ trang trại trả tiền công hàng tháng, chưa kể các lao động thời vụ; có thời điểm lên tới hơn 1.800 người.

Cùng với việc sử dụng lao động, giá trị sản phẩm và dịch vụ mà các trang trại mang lại cũng đáng kể. Được biết, từ tháng 7/2011- 6/2012, tổng thu nhập của các trang trại trên địa bàn huyện đạt hơn 182 tỷ đồng, trong đó riêng lĩnh vực trồng trọt đạt hơn 180 tỷ đồng.

Bên cạnh cái được, việc phát triển kinh tế trang trại ở Krông Năng cũng phát sinh những bất cập,không phải một sớm một chiều đã giải quyết được. Có lẽ đây cũng là những vấn đề chung của kinh tế trang trại ở nhiều địa phương. Một trong những bất cập ấy là việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật. Lao động ở các trang trại chủ yếu vẫn là lao động thủ công. Việc thất thoát trong thu hoạch cũng là vấn đề đáng nói; dẫn đến hiệu quả sản xuất không được như mong muốn. Mặt khác, nhiều loại nông sản chủ yếu là xuất thô (chưa được tinh chế) nên giá trị gia tăng chưa cao

Ngoài ra, trình độ chuyên môn của các chủ trang trại cũng là điều đáng nói. Ở Krông Năng, theo thống kê của ngành chức năng, trong số 224 chủ trang trại thì có tới 212 người (chiếm tới 94,6%) chưa qua đào tạo ở trường lớp hay khóa học ngắn hạn nào. Trong số ít ỏi những chủ trang trại đã qua đào tạo, phần lớn học ở các trường trung cấp nghề, còn đào tạo từ đại học trở lên chỉ có hai người. Đây quả là trở ngại lớn trong việc áp dụng công nghiệp cao vào sản xuất.

Thiết nghĩ, chính quyền huyện Krông Năng cần khắc phục những khó khăn bất cập để kinh tế trang trại ngày càng phát triển, đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất lớn và phát triển bền vững.

Trọng Nguyên

 

Theo:kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập206
  • Máy chủ tìm kiếm14
  • Khách viếng thăm192
  • Hôm nay29,151
  • Tháng hiện tại675,479
  • Tổng lượt truy cập88,030,549
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây