Theo Trung tâm khuyến công Thái Bình, ngoài các doanh nghiệp (DN) lớn như: PSVINA, V.Jone, may Bình Minh, may Đại Đồng..., thì đa số các xã đều phát triển cơ sở may gia công với quy mô trung bình từ 30-60 máy, thu hút từ 40-100 lao động. Hiện tại huyện đã có 11 xã phát triển nghề may, đưa tổng số xã có nghề may lên 26/44 xã, thị trấn.
Ông Phạm Văn Duyệt - Phó trưởng Phòng Công Thương Đông Hưng - cho biết, nghề này phát triển mạnh là do không đòi hỏi kỹ thuật cao, tận dụng được lao động trẻ và thời gian nhàn rỗi, thu nhập lại ổn định (2 - 2,5 triệu đồng/người/tháng).
Mặc dù số lao động tại các cơ sở may không ổn định nhưng lại rất dễ thu hút lao động thay thế, vì mọi người đều có nhu cầu làm ở gần nhà để vừa lo việc của gia đình vừa có việc làm thêm, tăng thu nhập. Bởi vậy, nhiều chị em bỏ nghề ở phố tìm tới các cơ sở may ở quê để kiếm sống.
Chị Nguyễn Thị Thục - chủ một cơ sở may tại xã Phú Lương - cho biết, trước chị là công nhân của một công ty may ở huyện, nhưng do điều kiện gia đình không thể làm xa nên chị mở cơ sở may tại địa phương để tạo việc làm cho những người có hoàn cảnh như mình. Với 200 triệu đồng đầu tư ban đầu để xây dựng nhà xưởng và duy trì từ 5 -16 máy may, chị vừa nhận hàng đặt của công ty, vừa may thêm hàng chợ và quần áo đồng phục học sinh. Trung bình mỗi tháng, cơ sở của chị xuất 4.000- 5.000 sản phẩm, thu lãi gần 15 triệu đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 20 lao động, với thu nhập bình quân 3 triệu đồng/người/tháng.
Với lao động ở nông thôn, đây là mức thu nhập ổn định để duy trì cuộc sống. Chị Nguyễn Thị Nhài (người làm nhanh nhất xưởng) chia sẻ, công việc của chị thực hiện khâu vắt sổ, trung bình mỗi ngày làm được 150- 160 sản phẩm, đạt thu nhập 3,5 triệu đồng/tháng.
Nhiều năm nay, các cơ sở may gia công ở Đông Hưng không chỉ tạo thu nhập ổn định cho người lao động mà còn tạo việc làm cho những người tàn tật, trẻ mồ côi, con gia đình chính sách... Đơn cử như cơ sở may của gia đình Phạm Xuân Thúy, xã Đông Phương, 2 năm qua đã duy trì 30 máy may kèm theo hàng chục lao động làm trọn vẹn sản phẩm từ khâu tạo mẫu đến đóng gói, đạt doanh thu từ 1,6 - 3 tỷ đồng/năm. Không chỉ tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động trên địa bàn, cơ sở còn đóng góp vào ngân sách địa phương vài chục triệu đồng/năm.
Hàng năm, Phòng Công Thương huyện Đông Hưng đều phối hợp với các DN, cơ sở sản xuất, Trung tâm Khuyến công, Trung tâm Phát triển cụm công nghiệp mở 5 lớp dạy nghề may cho các lao động tại địa phương, mỗi lớp thu hút trên 35 học viên. Thời gian tới, Đông Hưng tiếp tục triển khai dự án hỗ trợ đào tạo dạy nghề cho các DN, cơ sở sản xuất, đưa số lao động làm nghề may lên ngày càng nhiều và có mức thu nhập cao hơn.
Ông Phạm Văn Duyệt - Phó trưởng Phòng Công Thương Đông Hưng - cho biết, nghề này phát triển mạnh là do không đòi hỏi kỹ thuật cao, tận dụng được lao động trẻ và thời gian nhàn rỗi, thu nhập lại ổn định (2 - 2,5 triệu đồng/người/tháng).
Mặc dù số lao động tại các cơ sở may không ổn định nhưng lại rất dễ thu hút lao động thay thế, vì mọi người đều có nhu cầu làm ở gần nhà để vừa lo việc của gia đình vừa có việc làm thêm, tăng thu nhập. Bởi vậy, nhiều chị em bỏ nghề ở phố tìm tới các cơ sở may ở quê để kiếm sống.
Chị Nguyễn Thị Thục - chủ một cơ sở may tại xã Phú Lương - cho biết, trước chị là công nhân của một công ty may ở huyện, nhưng do điều kiện gia đình không thể làm xa nên chị mở cơ sở may tại địa phương để tạo việc làm cho những người có hoàn cảnh như mình. Với 200 triệu đồng đầu tư ban đầu để xây dựng nhà xưởng và duy trì từ 5 -16 máy may, chị vừa nhận hàng đặt của công ty, vừa may thêm hàng chợ và quần áo đồng phục học sinh. Trung bình mỗi tháng, cơ sở của chị xuất 4.000- 5.000 sản phẩm, thu lãi gần 15 triệu đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 20 lao động, với thu nhập bình quân 3 triệu đồng/người/tháng.
Với lao động ở nông thôn, đây là mức thu nhập ổn định để duy trì cuộc sống. Chị Nguyễn Thị Nhài (người làm nhanh nhất xưởng) chia sẻ, công việc của chị thực hiện khâu vắt sổ, trung bình mỗi ngày làm được 150- 160 sản phẩm, đạt thu nhập 3,5 triệu đồng/tháng.
Nhiều năm nay, các cơ sở may gia công ở Đông Hưng không chỉ tạo thu nhập ổn định cho người lao động mà còn tạo việc làm cho những người tàn tật, trẻ mồ côi, con gia đình chính sách... Đơn cử như cơ sở may của gia đình Phạm Xuân Thúy, xã Đông Phương, 2 năm qua đã duy trì 30 máy may kèm theo hàng chục lao động làm trọn vẹn sản phẩm từ khâu tạo mẫu đến đóng gói, đạt doanh thu từ 1,6 - 3 tỷ đồng/năm. Không chỉ tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động trên địa bàn, cơ sở còn đóng góp vào ngân sách địa phương vài chục triệu đồng/năm.
Hàng năm, Phòng Công Thương huyện Đông Hưng đều phối hợp với các DN, cơ sở sản xuất, Trung tâm Khuyến công, Trung tâm Phát triển cụm công nghiệp mở 5 lớp dạy nghề may cho các lao động tại địa phương, mỗi lớp thu hút trên 35 học viên. Thời gian tới, Đông Hưng tiếp tục triển khai dự án hỗ trợ đào tạo dạy nghề cho các DN, cơ sở sản xuất, đưa số lao động làm nghề may lên ngày càng nhiều và có mức thu nhập cao hơn.
Nhiều năm nay, các cơ sở may gia công ỏ Đông Hưng không chỉ tạo thu nhập ổn định cho người lao động mà còn tạo việc làm cho những người tàn tật, trẻ mồ côi, con gia đình chính sách... |