Học tập đạo đức HCM

RVT, giống lúa thơm chạy lũ

Thứ hai - 17/09/2012 03:38
Trước vụ lúa Hè Thu bấp bênh vì lũ lụt, 2 huyện Đức Thọ và Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) bắt tay triển khai SX trên 1.000 ha giống lúa thơm hàng hóa RVT trên cánh đồng mẫu. Đây là giống lúa mới xuất hiện như cứu tinh cho nông dân.

 

Sau công cuộc chuyển đổi ruộng đất, đồng ruộng trở thành cánh đồng cò bay thẳng cánh như ở các huyện Đức Thọ, Cẩm Xuyên, Can Lộc, Kỳ Anh... bình quân mỗi hộ giảm từ 5-6 thửa còn 1-3 thửa. Khi đồng ruộng được mở rộng thênh thang, nông dân xắn tay liên kết vùng giữa thôn này với thôn kia, xã này với xã khác chung sức xây dựng mô hình cánh đồng mẫu chỉ SX giống lúa RVT.

Ông Trần Hữu Bé, Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Thọ cho biết, theo tinh thần chỉ đạo của tỉnh, UBND huyện xây dựng đề án SX tập trung giống lúa RVT với 849 ha thuộc 16 xã có diện tích SX lớn như Đức Thanh, Tùng Ảnh, Đức Thủy, Đức Lâm, Trung Lễ, Thái Yên, Đức Nhân, Đức Long, Bùi Xá… và đã nhận được sự đồng tình, hưởng ứng của hầu hết bà con.

“Cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền huyện, xã trong suốt quá trình SX nên vụ HT năm nay chắc chắn Đức Thọ sẽ hoàn thành thu hoạch lúa trước 20/9, đúng với kế hoạch tỉnh đề ra. Việc SX 1 giống lúa đã đưa ruộng đồng quy về một mối, giải quyết bài toán SX vụ HT né lũ”, ông Bé nói.


Lúa RVT vụ HT ở Cẩm Xuyên cho năng suất cao nhất, trên 3 tạ/sào

Huyện Cẩm Xuyên cũng quy hoạch hơn 20 ha đất ruộng liền thôn, liền vùng, liền thửa của thôn 3 và 4 thuộc xã Cẩm Thăng để SX giống lúa nguyên chủng RVT. Ông Nguyễn Đình Hải, Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên nói: "Qua tham quan, khảo sát thực tế ở một số địa phương đã SX giống RVT, chúng tôi nhận thấy đây là giống lúa phù hợp với đồng đất Cẩm Xuyên. Vì vậy, vụ HT năm nay chúng tôi phối hợp với Cty CP Giống cây trồng TƯ, Sở KH-CN Hà Tĩnh triển khai mô hình liên kết vùng SX giống RVT. Kết quả thu hoạch cho thấy, việc SX theo quy mô tập trung không chỉ tăng hiệu quả về năng suất mà còn tăng cả về chất lượng và hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích. Thành công này là bước ngoặt lớn của huyện bởi từ trước tới nay người dân vẫn giữ quan điểm cố chấp, “trung thành” với giống lúa dài ngày IR 1820".

Theo đề án SX của tỉnh, lúa HT phải hoàn tất thu hoạch trước ngày 20/9. Như vậy, giống lúa RVT đã đạt yêu cầu về thời vụ. Còn về năng suất, chất lượng, nông dân Hoàng Văn Huấn, xóm 3, Cẩm Thăng, Cẩm Xuyên khẳng định: “Đây là giống lúa cho năng suất cao nhất từ trước tới nay trong vụ HT. Bình quân mỗi sào đạt từ 3-3,2 tạ, cao hơn các giống lúa khác từ 50-70 kg/sào. Chất lượng gạo thì khỏi phải nói, vừa trắng, vừa thơm lại rất dẻo và có vị đậm đà”.

 

Bên cạnh những kết quả khả quan đạt được, lãnh đạo Sở NN-PTNT cũng đề nghị các địa phương cần phối hợp chặt chẽ với Cty CP Giống cây trồng TƯ (đơn vị SX và cung ứng giống RVT) xây dựng quy trình SX phù hợp nhất với đồng đất Hà Tĩnh nhằm tăng năng suất, hạn chế tỷ lệ hạt lúa lem lép; tiến tới nhân rộng mô hình.

Còn ông Phan Đăng Đức, Chủ nhiệm HTX Đông Văn, xã Đức Thủy, huyện Đức Thọ nói: “RVT là giống lúa rất phù hợp với điều kiện đất đai ở Đức Thuỷ, lúa không chỉ tốt mà còn đẻ khỏe, chống đổ tốt và năng suất đạt khá cao”.

Vụ HT năm nay, HTX Đông Văn SX hơn 57/150 ha giống lúa RVT. Đến nay, các hộ đã cơ bản hoàn thành thu hoạch, năng suất đạt trên dưới 50 tạ/ha, cao hơn giống lúa HT1, Bắc thơm số 7 từ 2-3 tạ/ha. “Cùng gieo cấy một lúc, chăm bón như nhau nhưng đến nay lúa RVT đã cho thu hoạch trong khi một số giống khác thì chỉ mới chín được 40-50% nên nguy cơ gặp lũ là rất cao. Giống lúa RVT cũng vượt trội hơn hẳn các giống lúa khác về TGST (từ 95-100 ngày); kháng chịu tốt các loại sâu bệnh; đặc biệt là bạc lá”, ông Đức cho biết thêm.

Ông Nguyễn Văn Việt, PGĐ Sở NN-PTNT Hà Tĩnh cho rằng, mô hình liên kết vùng, SX 1 giống lúa tập trung ở Đức Thọ và Cẩm Xuyên đã tạo thành một vùng SX lúa hàng hoá chất lượng cao, thay đổi tư duy SX tiểu nông của nông dân, góp phần mở ra hướng đi mới cho SXNN toàn tỉnh. “Có thể khẳng định RVT là giống lúa phù hợp với “con nhà nghèo” như TGST ngắn; chống chịu được sâu bệnh và các điều kiện ngoại cảnh; chất lượng gạo ngon, giá trị kinh tế cao hơn các giống lúa khác. Đây là giống lúa chạy lụt số 1” - ông Việt nói.

Anh Bình- Thanh Nga
Báo Nông nghiệp Việt Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập195
  • Hôm nay18,972
  • Tháng hiện tại400,995
  • Tổng lượt truy cập90,464,388
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây