Học tập đạo đức HCM

Một số kinh nghiệm từ công tác phối hợp xây dựng nông thôn mới

Thứ ba - 21/05/2013 21:04
Hơn hai năm qua Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) tỉnh Quảng Ninh đã thu được nhiều kết quả tích cực. Diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân nông thôn ngày càng được cải thiện,để có những kết quả đó phải kể đến vai trò tích cực của các đoàn thể chính trị trong công tác phối hợp với Ban Xây dựng NTM các cấp.


Đoàn viên thanh niên tỉnh tích cực giúp dân di chuyển chuồng trại và xây mới nhà tiêu hợp vệ sinh

 

 

Ngay sau khi Tỉnh ủy Quảng Ninh ban hành Nghị quyết về xây dựng NTM, các đoàn thể chính trị của tỉnh đã hăng hái hưởng ứng bằng các Chương trình hành động thiết thực, cụ thể gắn với chức năng nhiệm vụ của từng tổ chức. Các phong trào, cuộc vận động lớn của đoàn thể đã được phát động rộng rãi tới toàn thể đoàn viên, hội viên trên địa bàn toàn tỉnh.Nhận thức được ý nghĩa và vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền, các đoàn thể chính trị tỉnh và Ban xây dựng NTM đã làm tốt công tác phối hợp tuyên truyền các văn bản chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh liên quan đến Chương trình xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là tuyên truyền về phong trào thi đua “Quảng Ninh chung sức xây dựng nông thôn mới” đến đông đảo đoàn viên, hội viên và nhân dân trong tỉnh. Tích cực triển khai các mô hình, chương trình, đề án tham gia thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, góp phần xây dựng hạ tầng nông thôn, tham gia phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống dân sinh, điển hìnhnhư:
Mặt trận Tổ quốc tỉnhđẩy mạnh tuyên truyền, vận động thực hiện có kết quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” mà trọng tâm là xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh; Tổ chức tập huấn trang bị kiến thức về xây dựng nông thôn mới cho 250 cán bộ Mặt trận Tổ quốccác cấp; tham mưu cho Ban chỉ đạo tỉnh thành lập Ban vận động Quỹ ủng hộ chung tay xây dựng nông thôn mới với tổng số tiền quyên góp ở cấp tỉnh là 6 tỷ 563 triệu đồng; cấp huyện là trên 6 tỷ 514 triệu đồng. Nguồn Quỹ cấp tỉnh đã được phân khai thông qua việc mua gạch và xi măng phân bổ cho 11 địa phương để xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn mới...
Hội Nông dân tỉnh tổ chức thành công Hội thi: "Nhà nông đua tài" ở 3 cấp; Sử dụng có hiệu quả hệ thống báo chí, bản tin, ấn phẩm tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới; Tổ chức 52 lớp tập huấn cho 3.854 lượt cán bộ, hội viên nông dân các chuyên đề gắn với nội dung chương trình xây dựng nông thôn mới;phát động phong trào thi đua “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”. Phối hợp với Ngân hàng CSXH, Ngân hàng NN&PTNT thành lập các tổ tín chấp vay vốn với tổng dư nợ đạt 492,5 tỷ đồng, cho 29.178 hộ vay. Tổ chức tập huấn cho trên 100 chủ trang trại và cán bộ chủ chốt của Hội Nông dân các cấp kiến thức về nông nghiệp, nông thôn...
 Đoàn Thanh niên tỉnh tổ chức 13 Hội nghị cấp huyện, 162 Hội nghị cấp cơ sở và hàng ngàn buổi sinh hoạt chi đoàn, chi hội; phát trên 10.000 tờ rơi, tài liệu tuyên truyền. Phát động phong trào “Thanh niên tình nguyện tham gia xây dựng NTM”, thành lập 245 đội hình thanh niên tình nguyện với 37.122 ngày công lao động, huy động trên 2 tỷ đồng thực hiện giúp đỡ 2.200 hộ gia đình di chuyển chuồng trại và xây dựng mới nhà tiêu theo tiêu chí nông thôn mới; Huy động 50.000 ngày công thanh niên tình nguyện, 42 máy trộn bê tông, 52 máy đầm tổ chức làm mới 48,5 km đường liên thôn, sửa chữa trên 60 km đường liên thôn, liên xóm...

           Hội Phụ nữ tỉnh chỉ đạo các cơ sở Hội trong tỉnh làm tốt công tác lồng ghép tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới thông qua sinh hoạt các Chi/Tổ phụ nữ, Câu lạc bộ phụ nữ.Biên soạn và phát hành 2.000 cuốn Sổ tay tuyên truyền Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” gắn với xây dựng nông thôn mới làm tài liệu sinh hoạt. Nhận ủy thác với Ngân hàng CSXH và các nguồn vốn vay khác trên 700 tỷ đồng cho 42.482 lượt hội viên phụ nữ vay phát triển chăn nuôi, trồng trọt, kinh doanh; Phong trào giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ được cán bộ, hội viên phụ nữ tích cực thực hiện, kết quả 02 năm qua các cấp Hội đã giúp 1.100 hộ gia đình phụ nữ nghèo làm chủ hộ được công nhận thoát nghèo...

 

          Liên đoàn Lao động tỉnhtuyên truyền, phối hợp với Đài PTTH tỉnh tổ chức 3 kỳ Sân chơi truyền hình “CNVCLĐ với pháp luật” chủ đề về xây dựng nông thôn mới. Vận động 250 doanh nghiệp trên địa bàn ủng hộ xây dựng nông thôn mới cho các địa phương, điển hình như: Công ty cổ phần Than Hà Lầm đã tiêu thụ 2 tấn miến dong cho huyện Bình Liêu; Công tycổ phầnThan Mông Dương tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và tiếp nhận mỗi năm 100 lao động của huyện Đầm Hà vào làm việc tại Công ty; Công ty cổ phần Than Hà Tu tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho huyện Ba Chẽ...

Hội Cựu chiến binh tỉnh tổ chức 92 cuộc tuyên truyền cho 26.820 lượt cán bộ, hội viên và nhân dân về xây dựng nông thôn mới. Tuyên truyền vận động nhân dân hiến đất, hiến công, giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng nông thôn mới. Vận động 2.494 gia đình hội viên CCB hiến 125.578 m2 đất; tham gia giải phóng mặt bằng với trên 15.869 ngày công, tháo dỡ 9.890 m2 tường bao, ủng hộ 01 tỷ 539 triệu đồng. Các cấp Hội CCB triển khai có hiệu quả phong trào “Thắp sáng đường quê“, vận động nhân dân và hội viên đóng góp 425 triệu đồng lắp đặt 3.591 cụm đèn chiếu sáng.
Với vai trò là cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo cấp tỉnh, Ban Xây dựng nông thôn mới đã phát hành 7 số Bản tin với 25.200 cuốn, 3.000 tờ áp phíc, 78.000 tờ rơi phục vụ tuyên truyền về sản xuất, phát hành 1.370 đĩa CD tuyên truyền, 4.800 cuốn tài liệu Sổ tay nông thôn mới, trong đó dành một phần cung cấp cho các tổ chức đoàn thể các cấp làm tài liệu tuyên truyền. Bố trí báo cáo viên giảng bài tại các lớp tập huấn về xây dựng nông thôn mới; tham gia tuyên truyền tại các cuộc hội thảo, tọa đàm về nông thôn mới; tham gia Ban tổ chức, làm giám khảo cho các hội thi tuyên truyền nông thôn mới do đoàn thể tổ chức. Tham mưu cho Ban chỉ đạo tỉnh phân khai kinh phí hằng năm hỗ trợ cho công tác tuyên truyền và xây dựng mô hình của các đoàn thể tỉnh.
Bên cạnh đó, nội dung tiêu chí về xây dựng hệ thống chính trị ở các xã đã được các đoàn thể quan tâm chỉ đạo cơ bản đạt chuẩn. Qua phân loại hằng năm tỷ lệ cơ sở đoàn, hội vững mạnh đều đạt trên 80% trở lên. Thông qua nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới kỹ năng công tác, phương pháp tuyên truyền, vận động, thuyết phục của đội ngũ cán bộ được nâng lên. Công tác phối hợp có chiều sâu góp phần thực hiện tốt chương trình phối hợp giữa UBND tỉnh với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị.  
Tuy nhiên bên cạnh những thành quả đạt được, công tác phối hợp tham gia xây dựng nông thôn mới vẫn còn những điểm đáng chú ý như: Hoạt động của một số mô hình, phong trào, cuộc vận động chưa cụ thể, nội dung chưa phong phú. Công tác tuyên truyền, thông tin các chính sách đến người dân còn chưa sâu rộng. Chủ trương phát triển hạ tầng theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm ở một số địa phương chuyển biến chậm. Đội ngũ cán bộ đoàn thể ở cơ sở năng lực chưa đáp ứng yêu cầu trong việc tổ chức triển khai nhiệm vụ. Vai trò chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho đoàn viên, hội viên của một số tổ chức đoàn thể ở cơ sở còn hạn chế. Công tác tuyên truyền vận động có lúc, có nơi chưa chủ động.
Từ thực tiễn hai năm triển khai công tác phối hợp xây dựng nông thôn mới có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm để tiếp tục triển khai tốt hơn trong thời gian tới: Một là, trong công tác phối hợp tham gia xây dựng nông thôn mới cần chú trọng bám sát mục tiêu, nhiệm vụ, lộ trình triển khai hằng năm của Ban chỉ đạo tỉnh và các địa phương để triển khai đảm bảo sát với tình hình thực tiễn. Hai là, các đoàn thể chính trị từ tỉnh đến cơ sở cần đặt nhiệm vụ tham gia xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác chỉ đạo hằng năm. Lồng ghép các phong trào, cuộc vận động của đoàn thể với các chỉ tiêu, tiêu chí nông thôn mới. Thường xuyên kiểm điểm rút kinh nghiệm nhân rộng các điển hình, mô hình có hiệu quả ra diện rộng. Ba là, các đoàn thể khi xây dựng chương trình, kế hoạch tham gia xây dựng nông thôn mới hằng năm cần chọn việc, chọn điểm, chỉ đạo rõ mô hình sao cho phù hợp chức năng nhiệm vụ, sát với tinh thần chỉ đạo chung của tỉnh. Sau các đợt hoạt động cần có sơ, tổng kết, tôn vinh khen thưởng các nhân tố tích cực để khích lệ phong trào. Bốn là, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong đoàn viên, hội viên và nhân dân theo hướng tăng cường đối thoại, hội thảo, tọa đàm... Hình thức tuyên truyền cần phù hợp với văn hóa, tập quán của địa phương. Nội dung tuyên truyền cần linh hoạt sao cho dễ hiểu, sát với nhân dân để nâng cao hiệu quả tuyên truyền. Năm là, cần bố trí phân công cán bộ có năng lực, nhiệt tình tâm huyết và có nhận thức tốt về xây dựng nông thôn mới để theo dõi, tham mưu tổ chức thực hiện nhiệm vụ tham gia xây dựng nông thôn mới có hiệu quả.

 

 

Bá Trinh ( BXDNTM)
Theo quangninh.gov.vn
 

 Tags: nông thôn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập333
  • Hôm nay39,387
  • Tháng hiện tại274,248
  • Tổng lượt truy cập88,952,582
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây