Học tập đạo đức HCM

Nông dân làm giàu

Thứ năm - 30/08/2012 03:10
Thời gian qua, nông dân ở Đại Lộc đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật phát triển nhiều mô hình sản xuất kinh doanh đem lại hiệu quả cao.

 

.

alt
Thu hoạch đu đủ ở Bàu Tròn.

 

Từ trồng trọt...

 

Chủ tịch Hội Nông dân Đại Lộc - ông Mai Đình Bản cho hay, những năm gần đây phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tại địa phương có nhiều thuận lợi. Ngoài tinh thần tự lực, nhà nông còn đoàn kết tương thân giúp đỡ lẫn nhau cùng làm giàu chính đáng. Bên cạnh sự tăng cường đầu tư của Nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn; “người nông dân đã dám nghĩ, dám làm, biết khai thác tiềm năng thế mạnh về đất đai, lao động, tiền vốn; thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng con vật nuôi, mùa vụ, áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất đạt hiệu quả cao. Ngoài chăn nuôi, lĩnh vực trồng trọt ngày càng xuất hiện nhiều mô hình đạt 100 triệu đồng/năm” - ông Bản nói.

 

Cách đây mấy năm, quyết tâm không để cái nghèo đeo bám, vợ chồng nông dân Nguyễn Văn Tiến ở thôn Thái Sơn (xã Đại Hưng) quyết định cải tạo 5.500m2 diện tích vườn nhà. Anh Tiến khăn gói vào các tỉnh miền Nam tìm hiểu, học tập kinh nghiệm, lựa chọn giống cây trồng phù hợp với đặc điểm khí hậu, đất đai quê mình. Trở về nhà, anh bàn với vợ dốc vốn mua giống các loại cây dễ trồng, kỹ thuật chăm sóc đơn giản như mít nghệ, ổi, tre lấy măng. Trời không phụ công người, các loại cây trồng đều phát triển tốt. Ngay năm đầu tiên hưởng thành quả, gia đình anh Tiến thu về hơn 40 triệu đồng. Ngoài ra, vợ chồng anh còn triển khai mô hình nuôi gà thả vườn cho thu nhập khoảng 15 triệu đồng mỗi năm. Anh Tiến cho biết: “Thị trường mít hiện nay “cung ít, cầu nhiều”, do đó, tôi sẽ tiếp tục mở rộng diện tích trồng. Chưa kể những loại cây trồng khác, năm vừa rồi chỉ riêng mít đã thu 50 triệu đồng. Cũng từ mô hình cải tạo vườn tạp này mà vợ chồng tôi thoát cái nghèo, lo cho con cái học hành tử tế và mua sắm tiện nghi sinh hoạt đầy đủ, xây dựng nhà cửa khang trang”.

 

Ngược về thôn Bàu Tròn (xã Đại An), vùng chuyên canh mô hình rau sạch, ai cũng biết lão nông Phan Trái. Nhờ đúc kết được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, từ khâu làm đất đến khâu chăm sóc, thu hoạch nên ông Trái đã bố trí cây trồng hợp lý theo từng thời vụ, thời điểm thu hoạch phù hợp với nhu cầu của thị trường. Chính vì vậy, giá cả từng loại rau quả (khổ qua, bí đao, chanh, đu đủ, dưa hấu,...) bán ra thị trường luôn ổn định và có thể tăng đột biến, mang về lãi ròng 120 triệu đồng/năm. Lão nông Phan Trái chia sẻ, muốn có năng suất ổn định, sản lượng tăng và đem lại hiệu quả kinh tế như mong muốn, nông dân phải xen canh, thâm canh, gối vụ. Đặc biệt, khâu chăm sóc phải thường xuyên, theo dõi từng giai đoạn phát triển của cây trồng, phát hiện sâu bệnh kịp thời nhằm ngăn chặn và xử lý. Bên cạnh đó, cần tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật... Cũng theo ông Trái, ngành chức năng đã đầu tư chương trình tưới nhỏ giọt tại Bàu Tròn nên giảm bớt công lao động, tiết kiệm được nước, hạn chế bệnh hại cây trồng, năng suất tăng cao hơn.

 

...đến chăn nuôi

 

Tình cờ đọc được thông tin đăng trên báo nói về nuôi dế, tâm trí nông dân Trần Văn Dũng (thôn Ấp Bắc, xã Đại Minh) như... bị “thôi miên” bởi mô hình mới lạ này. Tiếp tục lục lọi qua các sách báo và lắng nghe trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong đầu anh Dũng hình dung về một mô hình có triển vọng giúp gia đình đổi đời. “Qua tìm hiểu, tôi thấy nuôi dế đầu tư ít (thức ăn đơn giản như cỏ, rau...), công việc nhẹ nhàng, không gây ô nhiễm môi trường nhưng giá trị kinh tế cao.

 

alt
Ông Vinh cho biết, nuôi nhím mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều loại gia súc, gia cầm khác.

 

Hơn nữa, mô hình này phù hợp với sức khỏe bản thân và hoàn cảnh gia đình nên tôi quyết định vào TP.Hồ Chí Minh tham quan, học hỏi kinh nghiệm các trại dế có tiếng ở Củ Chi, Thủ Đức, Hóc Môn” - anh Dũng kể. Sau khi được tư vấn tỉ mỉ, Trần Văn Dũng mua dế giống về quê nhân nuôi thành công. Đầu tháng 5 vừa qua, anh cùng người bạn góp vốn (10 triệu đồng) đầu tư làm trại trong vườn nhà trên diện tích 30m2 nuôi dế giống và dế thương phẩm. Anh Dũng cho hay, thời gian từ khi dế đẻ ra trứng đến lúc nở con khoảng 9 ngày, 40 ngày sau sẽ có dế thương phẩm để bán. Còn nếu để dế đẻ lấy giống thì từ khi nở ra đến đẻ trứng là 50 ngày, mỗi ngày 20 - 30 trứng, dế có thể đẻ liên tục 25 - 30 ngày. Đến nay, trại dế Dũng - Hiền đã có sản phẩm tiêu thụ trên thị trường. Không chỉ tại địa phương, một số hộ dân ở Núi Thành, Tam Kỳ cũng tìm đến anh mua dế giống về nuôi, cho kết quả rất khả quan. Giá trị dế giống và dế thương phẩm bán ra mang lại cho hai anh tiền lãi 500 nghìn đồng/ngày. “Tôi chuẩn bị mở rộng trại nuôi lên 60m2. Nếu ai có nhu cầu mở trại nuôi dế, tôi sẵn sàng cung cấp con giống với giá cả rất ‘mềm” so cùng các trại dế khác trên cả nước; đồng thời, cung cấp tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nuôi, tư vấn mọi thắc mắc liên quan và cần thiết sẽ nhận bao tiêu sản phẩm đầu ra” - anh Dũng khẳng định.

 

Cũng học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi từ TP.Hồ Chí Minh, ông Lê Xuân Vinh trú tại khu 4, thị trấn Ái Nghĩa chọn mô hình nuôi nhím. Trại nuôi của ông Vinh được xây dựng trên diện tích chưa đầy 300m2 và bước đầu thả nuôi 10 cặp nhím bố mẹ (có nguồn gốc rõ ràng). Đặc tính của nhím rất giỏi kháng bệnh, ăn ít và không gây ảnh hưởng đến khu dân cư. Mỗi năm, một nhím mẹ đẻ 2,5 lứa, mỗi lứa từ 1 - 3 con. Từ khi nuôi đến nay mới được 8 tháng, nhưng trại nuôi của ông Vinh đã có 6 nhím mẹ sinh sản được 12 nhím con. Theo ông Vinh, số nhím con bán được 57 triệu đồng, còn 4 nhím mẹ kia cũng đã sắp sinh sản.

 

Còn nhiều mô hình nuôi trồng cho hiệu quả kinh tế cao đã và đang được nông dân Đại Lộc nhân rộng. Ông Trần Quốc Khánh - Trưởng phòng NN&PTNT Đại Lộc cho hay: “Nhằm tiếp tục phục vụ cho phát triển kinh tế hộ, phòng sẽ phối hợp cùng Hội Nông dân huyện và nhiều ngành liên quan tập trung chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật đến từng hộ, từng địa bàn cụ thể. Đồng thời, xây dựng các mô hình trình diễn và tổ chức ngay tại mô hình để nông dân tham quan học hỏi, trao đổi”.

 

CÔNG TÚ

  - Theo vov.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập272
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm271
  • Hôm nay105,012
  • Tháng hiện tại841,122
  • Tổng lượt truy cập93,218,786
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây