Học tập đạo đức HCM

Phát triển ngành nghề nông thôn: Động lực xây dựng nông thôn mới

Thứ sáu - 31/08/2012 04:31
Vào mỗi phiên chợ Thất Khê (Tràng Định), ngoài mua bán các nhu yếu phẩm cần thiết cho sinh hoạt, người ta vẫn không quên mua dăm bó hương “thổ”. Chẳng hiểu cái tên hương “thổ” bắt nguồn từ đâu, chỉ biết loại sản phẩm này được sản xuất lâu đời ở làng Nà Phiêng và Pắc Cắm xã Đại Đồng.
Ở cạnh làng làm hương, làng Phiêng Luông lại nổi tiếng với nghề làm ngói âm dương từ hàng trăm năm nay. Loại ngói này lợp vừa mát vừa đẹp cổ kính. Để tạo ra được một sản phẩm, các nghệ nhân trong làng phải công phu từ khâu chọn đất, dùng khuôn tạo ngói, phơi khô rồi nung theo những bí quyết bí truyền. Ngói âm dương Phiêng Luông có 2 loại, loại lâu đời hơn làm bằng khuôn thùng, công phu và phức tạp hơn và một loại khác phổ thông là làm bằng khuôn bàn. Sản phẩm loại I ánh màu mận chín, nói như những người Phiêng Luông thì ngói không ngấm nước, nước nhỏ vào trôi tuột đi ngay. Xứ Lạng còn rất nhiều những làng nghề lâu đời khác có thể kể ra như nghề rèn, nghề nhuộm chàm, dệt thổ cẩm…Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, những sản phẩm truyền thống đã không còn đủ sức cạnh tranh với những sản phẩm khác trên thị trường. Nghề làm hương ở Pắc Cắm, Nà Phiêng đang dần mai một, bởi hầu như chỉ phục vụ cho nhu cầu của người dân quanh vùng. Mỗi bó hương bán được có vài trăm đồng, tiêu thụ khó khăn khiến cho người làm nghề chẳng sống được bằng nghề. Làng ngói âm dương cũng chẳng hơn gì, trước kia còn có những công trình lớn đặt hàng, giờ đây thì đơn đặt hàng hiếm như “sao buổi sớm”, người làm ngói chỉ biết sản xuất cầm chừng, tiêu thụ nhỏ lẻ. Trong những năm qua, các cấp, ngành trên địa bàn tỉnh đã có khá nhiều các hoạt động để phát triển ngành nghề nông thôn. Trong đó các ngành nghề mới khá được chú trọng phát triển. Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có 841 cơ sở chế biến, bảo quản nông lâm sản như sấy vải ở Hữu Lũng; làm măng ớt ở Chi Lăng; sấy hồi, làm bún, phở, xay xát ở Văn Quan…Ngành nghề lắp rắp, sửa chữa cơ khí nhỏ cũng phát triển tương đối nhanh với 848 cơ sở sản xuất, lắp ráp, sửa chữa. Mạng lưới xây dựng, vận tải nông thôn được mở rộng, hầu hết 11 huyện, thành phố trong tỉnh đều có mạng lưới phân phối, vận tải đáp ứng được nhu cầu. Trong khi đó các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng cũng tăng lên 223 cơ sở. Cùng với sự phát triển của kinh tế rừng, trên địa bàn tỉnh đã có 32 cơ sở chế biến và sản xuất đồ gỗ với quy mô vừa và nhỏ; 212 cơ sở sản xuất đồ mộc…

 

Thực tế cho thấy rằng, ngành nghề nông thôn phát triển đã có những tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo việc làm, phát triển kinh tế nông thôn. Tuy nhiên, sự phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh còn rất nhiều hạn chế. Ông Lương Kỳ Vồng, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn cho biết: trên địa bàn tỉnh hiện nay chưa có làng nghề đạt tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mà chỉ có các cơ sở nhỏ quy mô hộ gia đình và một số ít doanh nghiệp. Cái thiếu nhất của Lạng Sơn là chưa có quy hoạch ngành nghề nông thôn. Chính vì vậy, rất khó để các ngành hữu quan có thể định hướng cho việc phát triển sản xuất ngành hàng phù hợp với địa phương và nhu cầu của thị trường. Sẽ rất khó có thể xây dựng thành công nông thôn mới nếu không kịp thời quan tâm và thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của ngành nghề nông thôn, đồng thời lưu giữ và phát triển ngành nghề truyền thống.
 

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ Nông nghiệp và PTNT
Sưu tầm: Nguyễn Minh Tiến

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập455
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm446
  • Hôm nay44,536
  • Tháng hiện tại813,825
  • Tổng lượt truy cập88,168,895
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây