Từ khát vọng làm giàu...
Sinh ra, lớn lên trong một gia đình đông anh em, kinh tế chỉ dựa vào mấy sào ruộng, nên khi học hết lớp 12, Lê Thế Tĩnh phải nghỉ học ở nhà phụ giúp bố mẹ làm ruộng để nuôi các em ăn học. Cách đây vài năm, trong một chuyến đi chơi ở tỉnh Nghệ An, thấy gia đình người bạn có trang trại chăn nuôi rất hiệu quả, anh về bàn với gia đình gom góp vốn liếng, tính chuyện xây dựng cơ nghiệp.
Anh Nguyễn Đắc Vinh - Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn (thứ 2 từ ngoài vào), thăm trang trại chăn nuôi của anh Lê Thế Tĩnh (người ngoài đầu). |
Vốn liếng của cả gia đình và vay mượn người thân được ngót nghét 30 triệu đồng, anh quyết định mua 5 con lợn ngoại mẹ và vài chục con gà để mở trang trại chăn nuôi tại nhà. Vật lộn với vô vàn khó khăn khi nguồn vốn đã được đầu tư hết vào con giống và chuồng trại, anh phải chạy vạy lo tiền thức ăn, tiền thuốc phòng bệnh cho lợn, rồi đủ loại dịch bệnh khiến anh đứng ngồi không yên.
Nhưng với quyết tâm làm đến cùng, cộng thêm ý nghĩ vươn xa hơn, anh Tĩnh đã mạnh dạn vay thêm 60 triệu đồng để đầu tư cho trang trại. Có vốn đầu tư, anh lại lặn lội đi học hỏi kinh nghiệm về chăn nuôi lợn để áp dụng vào mô hình mở rộng của mình.
Anh Tĩnh tâm sự: “Lúc đầu, mới bắt tay vào xây dựng trang trại với kinh nghiệm chăn nuôi chưa có, vốn liếng lại không nhiều, dịch bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào, nên cứ lo ngay ngáy. Nhưng rồi với phương châm lấy ngắn nuôi dài và học hỏi thêm kinh nghiệm, dần dần các khó khăn đã được tháo gỡ. Từ đó, cứ mỗi năm, số lợn mẹ đẻ ra đàn con, là mình dựa vào đó làm nguồn vốn nuôi và nhân rộng thêm”.
…đến chủ nhân giải thưởng Lương Định Của
Trải qua 6 năm chăn nuôi gian nan, vất vả, giờ đây trang trại của anh Tĩnh đã được xây dựng theo mô hình khép kín. Anh đầu tư mua các máy móc thiết bị hiện đại đưa vào phục vụ chăn nuôi, như: Máy phát điện, máy bơm nước, máy rửa nén khí và trang bị hệ thống nước thải đầy đủ. Đồng thời, anh tận dụng chất thải trong trang trại lợn để xây dựng bể biogas, tiết kiệm chi phí sản xuất mỗi năm khoảng 4 triệu đồng.
Hiện tại, trang trại chăn nuôi của anh với quy mô 1.000m2, xung quanh bao tường kiên cố, hệ thống chuồng trại gần 200m2, đảm bảo quy trình kỹ thuật cho đàn lợn nái 25 con, 1 lợn đực giống, mỗi năm xuất chuồng bình quân từ 25-28 tấn lợn thịt.
Trừ chi phí hằng năm gia đình anh thu lãi từ 90 - 100 triệu đồng. Bên cạnh đó, anh Tĩnh còn nuôi gà siêu đẻ cho hiệu quả kinh tế cao và kết hợp chăn nuôi với làm dịch vụ thức ăn gia súc, gia cầm cung cấp cho địa bàn xã và trong huyện, đem lại lợi nhuận từ 120 - 130 triệu đồng/năm. Như vậy, tổng cộng sau khi trừ tất cả các chi phí, gia đình anh bỏ túi từ 230- 240 triệu đồng/năm và tạo việc làm thường xuyên cho 3 lao động tại địa phương.
Lê Thế Tĩnh đã nhận được nhiều bằng khen của chủ tịch UBND huyện, đạt thành tích suất sắc trong phong trào thi đua yêu nước năm 2008 - 2010. Đặc biệt, với những thành tích nổi bật trong sản xuất kinh doanh, năm 2011 anh vinh dự được trao tặng giải thưởng Lương Định Của.
Hồng Đức - Cẩm Oanh
Theo Nông nghiệp Việt Nam
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã