Học tập đạo đức HCM

Nông dân thời công nghiệp hóa

Thứ hai - 18/03/2013 20:54
Trong sản xuất nông nghiệp ở TP Hồ Chí Minh, ngày càng xuất hiện nhiều nông dân vươn lên trở thành tỷ phú. Bí quyết của họ, đơn giản là sự cần cù, năng động, mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực đầy rủi ro này...

Nông dân mặc áo blu trắng

Bước ra từ phòng thực nghiệm, trên mình còn khoác chiếc áo blu trắng, ông Trần Văn Xê, ấp 3, xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh, nông dân sản xuất giống hoa lan bằng phương pháp cấy mô nói với tôi: "Chăm chỉ, cần cù chưa đủ đâu nghen, muốn làm ăn hiệu quả nông dân còn phải am hiểu khoa học, dám mạnh dạn áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất!".

Chuyện nhân giống hoa lan bằng phương pháp cấy mô của ông Xê càng nghe càng thú vị, càng hiểu rõ nông dân thành phố mang tên Bác không chỉ nhạy bén nhu cầu thị trường, nắm chắc định hướng phát triển nông nghiệp của thành phố mà còn là những người năng động, ham học hỏi, nắm vững khoa học, kỹ thuật tiên tiến để đưa vào sản xuất. Ông Xê trồng hoa lan khoảng mười năm nay, động cơ thúc đẩy chuyển đổi cây trồng bắt nguồn từ những chuyến tham quan mô hình canh tác truyền thống của nông dân các huyện lân cận do Hội Nông dân Hóc Môn tổ chức. Ðến Củ Chi, Bình Chánh, tận mắt chứng kiến các mô hình nuôi cá, nhím, thỏ, trồng rau, trồng hoa cho hiệu quả kinh tế cao, về nhà ông bàn với vợ con cải tạo ruộng lúa một vụ thu hoạch bấp bênh thành vườn trồng hoa. Ban đầu chỉ dám trồng 500 m2, giống lan Mokara, "coi như thử nghiệm, nếu thua thì vẫn còn lúa, màu bù lại" - ông nói. Vừa làm vừa học, học qua sách vở, tài liệu khuyến nông, học những người làm trước... Từ hoa, kinh tế gia đình ngày một khá lên. Năm 2011, UBND thành phố ban hành quyết định chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, trong đó hoa lan, cây cảnh được xác định là những loại cây trồng chủ lực. Thực tế ở các huyện ngoại thành, nhiều hộ nông dân bắt đầu chuyển hướng canh tác từ lúa sang rau, hoa, nhu cầu cây giống tăng mạnh, trong khi bằng phương pháp truyền thống không đáp ứng kịp. Vậy tại sao không dùng kỹ thuật tiên tiến, chất lượng cao, ổn định, sản xuất hàng loạt để cung cấp cho thị trường? Nghĩ là làm, ông Xê chuyển hướng sản xuất giống lan bằng phương pháp cấy mô tiên tiến nhất. Nhân giống cây bằng cách này không dễ, nhất là với một nông dân. Quyết tâm cao, ông Xê tìm tài liệu nghiên cứu, tìm thầy rồi mang sách vở đến tận nhà thầy để học. Hơn nửa năm mày mò, hàng chục lần thất bại, nhưng được sự hướng dẫn, giúp đỡ rất nhiệt tình của các nhà khoa học ở Trung tâm Công nghệ sinh học, cuối cùng ông Xê đã thành công. 50.000 cây giống hoa lan Ðen-đrô đầu tiên bằng phương pháp cấy mô đã đưa ra vườn ươm; gần 10 nghìn cây đã bán ra thị trường với giá thấp hơn 25% so với cây giống nhập ngoại cùng loại, được khách hàng đánh giá cao.

Bám ruộng làm giàu

Vườn bonsai của các ông Nguyễn Thanh Nhơn, Nguyễn Ngọc Ðiệp ở ấp 1, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn là một vườn cây đẹp, giá trị nhiều tỷ đồng. Hàng trăm chậu cây dáng trực, dáng huyền, thác đổ... xếp hàng ngay ngắn khoe gốc, cành, khoe bộ rễ đẹp, khoe tuổi "già nua" thu hút khách thăm, mua. Nghề làm bonsai đòi hỏi người nông dân không chỉ giỏi  trồng cây mà còn phải am hiểu khoa

học - kỹ thuật, có cảm quan của nhà mỹ học, kiến thức kinh doanh của nhà quản lý kinh tế, đồng thời phải biết tiếp thị, giới thiệu quảng bá sản phẩm. Nông dân làm bonsai xã Xuân Thới Thượng còn thực hiện cả chương trình hậu mãi cho khách bằng cách hướng dẫn chu đáo cách thức tưới cây, bón phân thế nào, liều lượng ra sao, kỹ thuật cắt tỉa giữ dáng; không may cây bị bệnh, chỉ cần nhấc điện thoại, chủ vườn sẽ đến tận nhà xem xét, chữa trị cho cây.

Chuyện trồng hoa của những nông dân Xuân Thới Thượng rất thú vị. Do hiểu rõ đặc tính sinh trưởng của từng loài hoa, sổ tay của các nông dân đều ghi chép tỉ mỉ ngày nào, tháng nào trong năm thị trường cần nhiều hoa, những loại hoa gì rồi dùng kỹ thuật ép, thúc cho hoa nở đúng thời điểm để phục vụ nhu cầu thị trường.

Là người làm vườn có kinh nghiệm, ông Nguyễn Thanh Nhơn cho biết: 1 ha vườn hoa lan mỗi tháng cho lãi ròng từ 60 đến 100 triệu đồng. Thế nhưng một cây bonsai chỉ chiếm diện tích khoảng 1 m2, khi bán có thể cho thu nhập bằng, thậm chí hơn một vườn lan. Làm vườn hiệu quả kinh tế cao, chỉ ở sáu xã thí điểm xây dựng nông thôn mới đã có gần 6.300 hộ nông dân thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo ruộng lúa thành vườn trồng rau màu, hoa, cây cảnh các loại. Riêng xã Xuân Thới Thượng đã có 10 hộ nông dân trồng lan, gần 20 hộ làm bonsai, hàng trăm hộ nông dân khác trồng rau an toàn, nuôi nhím, nuôi bò... cung cấp cho thị trường với mức thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Bám đất sản xuất, năng động, nhạy bén, nông dân TP Hồ Chí Minh đang góp phần quan trọng phát triển nền nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả, bền vững như Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ thành phố lần thứ IX đã đề ra.

 

BÀI VÀ ẢNH: XUÂN HÙNG
theo nhandan
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập177
  • Hôm nay25,892
  • Tháng hiện tại204,459
  • Tổng lượt truy cập90,267,852
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây