Học tập đạo đức HCM

Nuôi lợn giống thu 200 triệu đồng mỗi năm

Thứ năm - 04/04/2013 09:53
(Dân Việt) - Với trang trại nuôi lợn giống, trung bình mỗi năm anh Lê Mạnh Đức (sinh năm 1982) ở thôn Đông, xã Tàm Xá, huyện Đông Anh, Hà Nội thu nhập 200 triệu đồng.

Cũng như nhiều người dân Tàm Xá, anh Đức gắn bó với làng quê, đồng ruộng. Vì vậy, anh rất thấu hiểu cái khó, cái nghèo, cái vất vả của nhà nông. Lớn lên, cưới vợ, anh mạnh dạn thuê đất, vay tiền bạn bè xây dựng trang trại.

“Có tiền rồi, nhưng hồi đó, suy nghĩ làm cái gì và làm như thế nào với tôi vẫn chưa hiện hình rõ nét. Vợ chồng tôi chỉ biết mua lợn giống về nuôi rồi bán lợn thịt. Đầu tiên là vài con, dần dần số đầu lợn tăng thêm, theo đó, kinh tế của gia đình tôi cũng dần được cải thiện”- anh Đức tâm sự.

Chuồng nuôi lợn giống của anh Đức.

Theo anh Đức: “Để có thành công trong công việc, tôi phải tìm đọc sách báo, tài liệu chăn nuôi lợn; rồi nhờ cán bộ khuyến nông hướng dẫn. Khi tích luỹ được chút kiến thức, kinh nghiệm, vợ chồng tôi quyết định làm lớn luôn”.

Năm 1994, anh mua 55 nái ngoại và một số lợn giống về bán cho bà con trong xã. “Lúc đó tôi gặp rất nhiều khó khăn, mới nuôi lợn nái kinh nghiêm chưa nhiều, vốn thì không đủ. May sao tôi được Phòng Khuyến nông huyện hỗ trợ nên tôi thực hiện được ước mơ mở rộng trang trại của mình”.

Cái chuyện “làm lớn” của vợ chồng anh bắt đầu từ việc lặn lội theo lời giới thiệu của bạn bè để tìm mua cho bằng được loại lợn giống chất lượng cao. Theo anh Đức kể thì đó là những ngày vất vả nhất. Vất vả vì phải lần mò, chập chững những bước chân đầu tiên đi lên chuyên nghiệp. Tất cả mọi việc đều gần như mới mẻ, từ chọn lợn giống, xây dựng hệ thống chuồng trại...

Vẫn chưa hết khó khăn, năm 2010 dịch tai xanh hoành hành, anh không bán được lợn giống vì không ai trong xã dám nuôi lợn nữa. Để bà con yên tâm nuôi lợn, anh bán con giống và cho bà con chịu nửa tiền, khi nào bán được lợn mới phải trả.

Anh Đức cho biết, năm 2012, trừ tất cả chi phí, trại lợn giống của anh thu hơn 200 triệu đồng. Thăm ngôi nhà 3 tầng mới xây khang trang, đầy đủ tiện nghi sinh hoạt của anh Đức, không chỉ chúng tôi mà chắc chắn tất cả mọi người đều khâm phục ý chí dám nghĩ dám làm và biết cách làm giàu của anh.

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Thông báo số 339/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc tổng kết các Chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững

Kế hoạch số 344/KH-UBND

Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 329/KH-UBND

Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 01-KH/BCĐTW

về khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số"

Thông báo số 203/TB-VPĐP

Về việc phân công nhiệm vụ các thành viên Ban biên tập, Tổ quản trị Trang thông tin điện tử Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập63
  • Hôm nay13,730
  • Tháng hiện tại197,314
  • Tổng lượt truy cập101,956,857
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Lê Ngọc Huấn - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây