Học tập đạo đức HCM

Trồng lúa theo hợp đồng

Thứ ba - 02/04/2013 21:19
Hiện đã có 22.000ha, chiếm hơn 10% diện tích lúa của tỉnh Đồng Tháp được DN ký hợp đồng tiêu thụ với giá cao. Diện tích được tiêu thụ đang tiếp tục tăng vì DN yên tâm liên kết với nông dân, không sợ “bẻ kèo” bởi đã có chính quyền làm “trọng tài”.

Không sợ lúa tồn đọng

Những ngày cuối tháng 3- 2013, bất chấp giá lúa đông xuân ở mức thấp, nông dân tỉnh Đồng Tháp vẫn hớn hở xuống giống vụ hè thu. “Vụ vừa rồi bán được giá cao nên có lãi chút đỉnh. Vụ tới cũng đã được DN ký hợp đồng bao tiêu với giá cao nên nông dân chúng tôi yên tâm gieo sạ, không lo sau khi thu hoạch chất đầy đồng chờ thương lái nữa”, một nông dân ở huyện Tam Nông tâm sự.

Ông Dương Văn Bờ, ấp K9, xã Phú Đức, huyện Tam Nông, cho biết vụ đông xuân 2013 là vụ thứ ba ông được DN ký hợp đồng bao tiêu. Vụ đông xuân vừa rồi 6ha lúa của ông thu hoạch được khoảng 42 tấn, nhờ được DN mua cao hơn bên ngoài 200đồng/kg nên gia đình ông có thêm thu nhập hơn 8 triệu đồng, một số tiền không nhỏ đối với nông dân trồng lúa.

Tại kho của những DN có hợp đồng bao tiêu với nông dân hiện chất đầy lúa, gạo. Theo ông Đoàn Văn Hiền, giám đốc Công ty TNHH Võ Thị Thu Hà ở thị xã Sa Đéc, ký hợp đồng bao tiêu với nông dân nên chỉ trong vòng chưa đầy 15 ngày DN của ông đã có trong tay 7.706 tấn lúa hàng hóa được nhận về từ 1.360ha trong mô hình liên kết với nông dân.

Ông Đỗ Trung Trực, giám đốc Công ty TNHH MTV lương thực Tân Hồng thuộc Công ty CP BVTV An Giang, cho biết đây là năm thứ hai công ty ông triển khai bao tiêu lúa với nông dân tỉnh Đồng Tháp. Kế hoạch thu mua của công ty trong vụ đông xuân 2013 khoảng 27.000 tấn lúa và đã mua đủ chỉ trong thời gian ngắn. “Nếu không có hợp đồng trước thì khó lòng chúng tôi mua được nhanh như vậy. Năm 2014 chúng tôi sẽ tăng diện tích bao tiêu lên 5.000ha, sản lượng dự tính 35.000 tấn/vụ” - ông Trực nói.

Có chính quyền làm “trọng tài”

Giải thích lý do tại tỉnh Đồng Tháp có nhiều DN ký hợp đồng bao tiêu lúa với nông dân, ông Lê Minh Hoan, chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, cho biết trước đây trên địa bàn tỉnh cũng đã thực hiện nhiều mô hình bao tiêu tương tự như hiện nay. Thời gian đầu tuy có chút hiệu quả nhưng về sau lại thất bại, nguyên nhân chính là do cả DN và nông dân thường “phá hợp đồng”mỗi khi có biến động về giá. Trong trường hợp này chính quyền địa phương gần như không can thiệp.

Ông Võ Văn Đào, chủ nhiệm HTX Tân Tiến (huyện Tam Nông), nói trước đây HTX cũng từng ký hợp đồng bao tiêu với một DN lớn trong tỉnh, nhưng khi giá lúa tăng thì xã viên lẻn đi bán bên ngoài, còn khi giá giảm DN “lặn” mất. Lãnh đạo HTX biết hết chuyện đó nhưng chẳng biết kêu ai. Từ ngày có chính quyền địa phương làm “trọng tài” thì chuyện “phá hợp đồng” không còn xảy ra. Đến nay đã là vụ thứ tư DN ký hợp đồng tiêu thụ rất thành công. Vụ đông xuân vừa qua giá lúa xuống thấp nhưng DN vẫn thực hiện cam kết mua hết lúa của xã viên.

Cũng theo ông Lê Minh Hoan, UBND tỉnh Đồng Tháp đã có hai văn bản chỉ đạo chuyên biệt chỉ đạo chính quyền địa phương làm “trọng tài” để đảm bảo hiệu quả của mô hình liên kết giữa DN và nông dân. Mới đây, UBND tỉnh cũng đã thành lập ban điều hành dự án tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh. Theo đó, ban này có nhiệm vụ theo dõi tình hình thực hiện hợp đồng, đứng ra hòa giải, đề xuất xử lý các vi phạm hợp đồng (nếu có). Việc làm này càng khiến DN tin tưởng và triển khai ký hợp đồng bao tiêu lúa của nông dân ngày càng nhiều.
 

 

Đề xuất thành lập ngân hàng lúa gạo

Ông Lê Vĩnh Tân, bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, cho biết tỉnh đang có kế hoạch thành lập thí điểm ngân hàng lúa gạo đặt tại tỉnh Đồng Tháp. Theo đó, khi có hợp đồng tiêu thụ, đến mùa thu hoạch nông dân giao lúa của mình cho DN mà không cần bán ngay (nếu thấy giá thấp). 

DN ra phiếu thu và nông dân có thể cầm phiếu thu đó thế chấp vay tiền ngân hàng. Khi nào thấy giá lúa thuận lợi, nông dân đặt lệnh bán thì DN có trách nhiệm trả tiền cho nông dân qua ngân hàng. Lúc đó ngân hàng sẽ trả lại tiền cho người dân theo phiếu thu đã giữ. 

Phần DN, sau khi nhận lúa của nông dân thì được toàn quyền tạm trữ hay bán đi mà không cần đợi ý kiến của nông dân.

 

Nguồn: TTO

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập335
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại198,482
  • Tổng lượt truy cập90,261,875
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây