Học tập đạo đức HCM

Xóa đi sự tự ti, mặc cảm để làm giàu

Chủ nhật - 31/03/2013 22:51
Tôi sinh ra ở mảnh đất nghèo Định Hóa (Thái Nguyên), lớn lên giữa bạt ngàn chè xanh cùng với cuộc sống cơ hàn, quần quật làm quanh năm cũng chỉ tạm đủ no lòng.

 

Anh Đặng Xuân Ngọc - xã Sơn Phú, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên:

Lập gia đình năm 17 tuổi, tôi được bố mẹ tách cho ra ở riêng ngay chỉ với hơn 1 sào ruộng cấy, khoảng 3 sào đất trồng chè và căn lán mái lợp fibro ximăng tạm bợ. Sau nhiều ngày đạp xe đến những địa chỉ làm kinh tế thành công từ trồng chè rồi qua phòng nông nghiệp huyện để tham khảo ý kiến các cán bộ, mất thêm một số đêm thức trắng, tôi đã tìm được hướng đi cho riêng mình, đó là phải đầu tư ươm giống chè cành tại vườn nhà để cung cấp cho bà con xung quanh và thị trường.

Đem dự định bàn với vợ, nhận được sự đồng thuận, tôi đến ngân hàng đánh bạo thế chấp sổ đỏ vay vốn về làm kinh tế. Với số tiền 100 triệu đồng ngân hàng cho vay, tôi dựng tạm một ngôi nhà gỗ, mua 1 mẫu đất đồi và tiếp tục dùng tiền đầu tư cải tạo, rồi đi tìm nguồn giống. Tôi lặn lội về Viện Nghiên cứu cây trồng ở Phú Thọ để nhập chè giống về ươm. Ươm hom chè giống không đơn giản, tôi vừa làm vừa rút kinh nghiệm.

Anh Đặng Xuân Ngọc.

Khó khăn nhất là khâu tìm đầu ra cho chè giống. 10 vạn hom chè lứa đầu tiên chỉ bán được phần nửa. Cả nhà tôi như ngồi trên đống lửa, mất ăn, mất ngủ. Phải chật vật lắm vợ chồng tôi mới bán hết được giống, thu về gần đủ vốn. Không đầu hàng, tôi chủ động đi tìm thị trường, xây dựng uy tín và dần dần có được đầu ra tương đối ổn định khi ký kết cung cấp giống cho Công ty Giống cây trồng Thái Nguyên và cung cấp hom giống thường xuyên cho một số địa phương trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Cuối năm 2012 đầu năm 2013 vừa rồi, vườn ươm của tôi đã xuất ra thị trường gần 600 vạn hom chè giống, trừ hết chi phí vẫn còn trên 300 triệu đồng. Giờ đây, bước vào tuổi 27, tôi đã có một cơ nghiệp kha khá, một gia đình hạnh phúc và một lưng vốn nhất định về kinh nghiệm làm chè giống.

Với hơn 1ha vườn ươm hiện nay, tôi đã tạo việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định cho gần 20 thanh niên trong xã. Trong tương lai, tôi sẽ mở rộng quy mô vườn ươm của mình để không những làm giàu cho bản thân mà còn giúp ích thêm cho nhiều người. Đặc biệt, tôi muốn xóa đi sự tự ti, mặc cảm của thanh niên quê mình trước những khó khăn để khẳng định rằng, làm được kinh tế trên chính mảnh đất quê hương mới thực bền vững...

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập571
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại793,414
  • Tổng lượt truy cập93,171,078
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây