Học tập đạo đức HCM

"Vua" cua - cá - lúa

Thứ tư - 27/03/2013 23:44
Mô hình phát triển trang trại vườn ao chuồng ở thôn Phú Hiền, xã Hợp Thanh, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) không còn mới lạ với người dân nơi đây. Tuy nhiên có một nông dân SX đáng nể phục, đó là ông Nguyễn Văn Lư, được mệnh danh là "vua" cua - cá - lúa.


Ông Lư khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng. Gia đình đông con, hoàn cảnh rất gieo neo. Hai vợ chồng cứ bươn chải làm ăn đủ các nghề “thượng vàng hạ cám”, phiêu bạt đi làm thuê khắp nơi nhưng cái đói cái nghèo cứ đeo bám mãi. Nhiều đêm ông băn khoăn suy nghĩ làm sao để thoát được cái đói, giảm được cái nghèo trên mảnh đất chiêm trũng quê mình.

Năm 1991, ông mạnh dạn nhận thầu 9 ha ruộng trũng của HTXNN Hợp Thanh trong vòng 5 năm. Có tư liệu SX trong tay, ông Lư nhớ tới lời các cụ dạy: “Nhất nuôi cá, nhì gá bạc”. Trên diện tích đất nông nghiệp thuộc chân ruộng trũng của cánh đồng Hợp Thanh chỉ nuôi cá là đem lại hiệu quả kinh tế nhanh chóng, 2 - 3 vụ nuôi sẽ trả hết được nợ nần, còn các vụ sau giàu lên nhanh chóng.

Nghĩ là làm, ông Lư đã huy động sức lao động của gia đình để đắp đập be bờ thả cá trong niềm phấn chấn hy vọng về một vụ bội thu. Nhưng nào ai ngờ, khi bắt tay vào làm chưa có kinh nghiệm chăn nuôi thả cá, nên những năm đầu tiên thất bại nặng nề.


Một mô hình SX cá - lúa hiệu quả

Nhìn nỗi thất vọng của vợ con, ông Lư không cam lòng gục ngã. Ông quyết tâm vươn lên bằng một ý chí quật cường. Không hề nao núng chán nản, ông lên đường đi học hỏi kinh nghiệm nuôi cá - lúa ở các mô hình trang trại ở Hà Nam, Hải Dương…

Ông Lư quyết định đầu tư lớn hơn về cá giống và thức ăn. Cá nuôi sinh trưởng phát triển rất thuận lợi hứa hẹn một vụ nuôi thắng lợi lớn thì bất ngờ giữa năm 1994, dịch bệnh cá trắm cỏ làm cho cá chết nhiều vô kể. Họa vô đơn chí, ông chưa kịp phục hồi thì cuối năm lại hứng thêm một đợt lũ lớn phá vỡ hết bờ bao cuốn cá trôi theo dòng nước.

Tiếc đứt ruột nhưng không làm sao cứu vãn nổi. Bản thân ông và mọi người thân trong làng lúc đó đều lo lắng cho ông Lư không đủ sức chống đỡ trước thất bại liên tiếp và có nguy cơ vỡ nợ. Tuy nhiên, trong sóng cả không ngã tay chèo, đất đai không thể phụ công người chịu khó.

Ông Lư nghĩ vậy và động viên vợ con mình cứ chăm chỉ cần cù làm ăn đổi mới phương thức SX. Trong cái khó ló cái quyết tâm, ông Lư phải chạy vạy vay mượn khắp nơi với lãi suất cao. Có nơi phải vay 1 tấn thóc trả gấp đôi trong vòng 6 tháng, lượng thóc vay đã lên đến 80 tấn.

 

Bên cạnh việc phát triển kinh tế gia đình, ông Lư vẫn luôn giúp đỡ về kinh tế bằng hình thức cho vay vốn lãi suất thấp và chia sẻ kinh nghiệm với các hộ trong thôn, xã có hoàn cảnh khó khăn để từ đó thoát được cái nghèo. Hiện nay trang trại của tạo công ăn việc làm cho 30 - 40 lao động thời vụ với thu nhập bình quân 2 - 3 triệu đồng/người/tháng.

 

Chính lúc khó khăn nhất thì ý chí làm giàu của ông Lư lại càng mãnh liệt hơn bao giờ hết. Sau khi nước lũ cuốn trôi tất cả cá lúa, ông bắt đầu thu dọn và tiến hành bắt tay vào đắp lại bờ bao chắc chắn trước khi thả cá để tránh thiệt hại không mong muốn. Ngoài thả cá và cấy lúa ông còn nuôi thêm 2.000 con vịt đẻ theo phương châm “lấy ngắn nuôi dài”. Vừa làm vừa học hỏi bạn bè, đặc biệt được sự hướng dẫn tận tình, đưa tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào ruộng đồng của cán bộ khuyến nông.

Từ đó ông Lư mới chiêm nghiệm ra bí quyết làm giàu là phải đoạn tuyệt với tập quán canh tác cổ truyền, áp dụng triệt để quy trình SX theo khoa học trong canh tác lúa như IPM, 3 giảm 3 tăng; trong nuôi cá áp dụng các biện pháp sinh học để xử lý nước, sử dụng các cây thảo mộc như đơn kim, nghể răm, cây chuối để phòng bệnh cho cá; nuôi thêm giống mới như chép lai, rô phi đơn tính, trắm cỏ. Trong đó đặc biệt là việc tạo lúa chét, dâng nước hợp lý để cá lên ăn lúa và làm sạch đồng ruộng giúp cá vừa mau lớn và lúa không bị sâu bệnh.

Hiện tại với 9 ha SX theo phương thức kết hợp giữa cấy lúa, nuôi cua đồng, thả cá đã cho gia đình ông thu nhập từ 500 - 600 triệu đồng/năm. Mấy năm nay cua đồng rất được giá, hằng năm thu được gần 2 tấn cua, bán buôn cũng thu về được 200 triệu đồng.

Kiều Minh Khuê
Theo nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập558
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại850,288
  • Tổng lượt truy cập92,024,017
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây