Học tập đạo đức HCM

Trưởng thôn dám đương đầu với việc khó

Thứ hai - 25/03/2013 22:27
Nhiều người dân thôn Ngọc Tân, xã Hưng Đạo (Chí Linh) rất tin tưởng, yêu mến Trưởng thôn Nguyễn Văn Vinh, bởi ngoài lối sống giản dị, gần gũi.
 


Anh Nguyễn Văn Vinh, Trưởng thôn Ngọc Tân, xã Hưng Đạo (Chí Linh) thường xuyên
kiểm tra đồng ruộng để kịp thời chỉ đạo sản xuất

 
Ngoài ra, anh còn là một trưởng thôn nhiệt tình, trách nhiệm với việc làng và năng động trong phát triển kinh tế gia đình.

Làm đường, xây nhà văn hóa

Trò chuyện với anh, tôi đã được nghe anh tâm sự rất nhiều về công việc của một trưởng thôn. Anh Vinh đã có hai khóa làm trưởng thôn. Khóa đầu tiên là năm 2000, lúc đó anh còn khá trẻ. Với lòng hăng say của tuổi trẻ và trách nhiệm với công việc, anh đã nỗ lực không biết mệt mỏi.

Thôn Ngọc Tân có 170 hộ với 720 nhân khẩu. Nhân dân trong thôn chủ yếu làm nông nghiệp nên đời sống còn nhiều khó khăn. Năm 2000, đường trong thôn hầu hết là đường đất; thôn chưa xây dựng được nhà văn hóa. Mỗi khi mưa, đường ngập lụt, lầy lội khiến nhân dân đi lại rất vất vả. Có việc hội họp gì, thôn đều phải họp nhờ nhà dân. Điều này khiến anh nhiều đêm trăn trở, suy nghĩ. Anh đã bàn với chi bộ, tổ chức họp dân để bàn việc làm đường, xây nhà văn hóa. Sau khi được chi bộ nhất trí, anh Vinh đã cùng với các trưởng ban, ngành, đoàn thể trong thôn vận động nhân dân quyên góp. Khi bắt tay vào việc làm đường, anh trực tiếp chỉ đạo, cắt cử các trưởng ban, ngành, đoàn thể thôn phụ trách từng khâu, từng việc và giám sát việc thi công. Trong nhiệm kỳ làm trưởng thôn, anh Vinh đã cùng với tập thể lãnh đạo thôn vận động nhân dân quyên góp làm được hơn 1 km đường bê - tông và xây dựng nhà văn hóa, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.

Chống "cát tặc", diệt chuột

Hết khóa đó, anh Vinh không làm trưởng thôn nữa. Khi đó, tình hình an ninh trật tự trong thôn diễn ra khá phức tạp. Nạn khai thác cát trái phép trên sông Thương đoạn qua thôn Ngọc Tân diễn ra ngang nhiên. Có thời điểm, gần chục tàu hút cát hoành hành. Ban đầu, các tàu còn hút cát ở giữa sông, sau đó "tấn công" cả vào bãi bồi và đê, đã làm sạt lở hàng chục mẫu ruộng canh tác ven sông. Nhân dân  rất bức xúc. Đến tháng 11 - 2010, khoảng 600 m đê vùng giữ nước tiểu mãn của thôn Ngọc Tân sụt xuống lòng sông vì "cát tặc". Cùng với việc sụt đê, khoảng hơn chục mẫu ruộng cũng không thể sản xuất được, vì chân đê và thân đê bị xâm hại nghiêm trọng nên số diện tích ruộng gần đó đều bị nứt toác, không thể giữ được nước để sản xuất. Nhà anh Vinh có hơn 1 mẫu ruộng thầu ở bãi cũng rơi vào tình cảnh tương tự.

Năm 2010, anh Vinh được nhân dân tín nhiệm bầu lại làm trưởng thôn. Việc đầu tiên, anh xác định phải làm là đấu tranh với "cát tặc". Anh kể: "Trong thời gian đê bị sụt, các thuyền hút cát vẫn tiếp tục hoạt động khiến nhân dân trong thôn rất bức xúc, thôn báo xã nhưng khi lực lượng chức năng của xã, thôn đến, các thuyền cát lại “rút” êm. Nhiều lần như vậy nên người dân  trong thôn nghi thông tin bị "lộ". Vì vậy, người dân tự tổ chức truy bắt tàu hút cát. Thôn cử ra một người chuyên theo dõi tình hình trên sông, nếu có tàu hút cát đến sẽ thông báo về cho thôn biết để có phương án giải quyết. Buổi tối một ngày cuối tháng 9 - 2011, một tàu hút cát đến hoạt động thì bị người dân trong thôn ập đến bắt giữ. Thôn báo cáo xã để xử lý và sau khi nộp phạt hành chính chiếc tàu đó lại được trao trả. Ngay ngày hôm sau, tôi bị ném đá gãy và dập 3 chiếc xương sườn”. Mặc dù vậy, anh Vinh vẫn kiên quyết cùng nhân dân trong thôn giữ đê, giữ ruộng vì theo anh, người dân trong thôn chỉ có nghề làm ruộng, nếu không kiên quyết đấu tranh thì đê và ruộng sẽ bị các tàu cát "xâu xé" hết.

Khi vừa tạm ngăn chặn được nạn "cát tặc", người dân trong thôn lại bị nạn chuột hoành hành. Vài năm trở lại đây, thôn có một số gia đình ra ven đê xây dựng lều, trại chăn nuôi gà nên chuột sinh sôi phát triển mạnh. Vì vậy, toàn bộ diện tích ruộng ở xung quanh khu vực ven đê bị chuột phá hoại. Vụ mùa năm 2011, hàng chục mẫu ruộng trong và ngoài đê bị mất trắng do chuột phá. Vụ chiêm xuân năm 2012, chuột tàn phá, gây thiệt hại khoảng 60 mẫu. Trước tình trạng đó, anh Vinh họp bàn dân và quyết định thành lập đội diệt chuột gồm 20 người do anh chỉ đạo. Đội chia thành 10 tổ, mỗi tổ 2 người và phân công khu vực cho từng tổ. Các tổ sử dụng gạo và thuốc sinh học trộn lẫn với nhau để diệt chuột. Đội đã tổ chức 3 đợt diệt chuột, mỗi đợt đều bắt được hàng nghìn con. Mặt khác, thôn tích cực đề nghị với xã giải tỏa không cho các hộ chăn nuôi gà trên đê nữa, nhờ vậy, nạn chuột giảm hẳn, người dân yên tâm sản xuất.

Tích cực xây dựng nông thôn mới

Mặc dù xã Hưng Đạo nói chung và thôn Ngọc Tân nói riêng không phải địa phương làm điểm xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 1, nhưng với tinh thần trách nhiệm, anh Vinh cùng với chi bộ, trưởng các hội, đoàn thể thôn vẫn tích cực triển khai. Đường bê - tông trước đây vẫn còn sử dụng tốt, nhưng do lòng đường hẹp nên anh đã đưa việc này ra bàn bạc ở chi bộ và đi đến nhất trí, tuyên truyền vận động nhân dân hiến đất làm đường. Anh cùng với trưởng các chi hội, đoàn thể của thôn đến từng nhà có đất, vườn, ruộng ở ven đường để vận động. Anh Vinh cho biết: "100% số hộ dân có đất ở ven đường đã tự nguyện hiến, với tổng diện tích 1.400 m2. Không những vậy, nhiều hộ dân còn dành ngày công để chặt bỏ các khóm tre, đập tường, san vườn, ruộng để mở rộng mặt đường lên 7 m. Sau khi nhân dân đã hiến đất, giải phóng mặt bằng, thôn liền thuê ô - tô chở đất để san lấp những chỗ trũng, thùng vũng ven đường. Hiện nay thôn đã hoàn thành giải phóng mặt các đường giao thông nội đồng, kênh mương theo đúng tiêu chuẩn. Hiện giờ thôn chỉ đợi các cấp chỉ đạo, hỗ trợ là sẽ triển khai làm đường”. Nếu thực hiện được các tiêu chí về đường giao thông nông thôn, đường nội đồng, kênh mương, thôn Ngọc Tân gần như đáp ứng đủ tiêu chí NTM.

Tấm gương Trưởng thôn Nguyễn Văn Vinh ở thôn Ngọc Tân, xã Hưng Đạo với những việc làm cho nhân dân trong thôn, xứng đáng được biểu dương và ghi nhận.
Theo baohaiduong.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập358
  • Hôm nay46,925
  • Tháng hiện tại822,203
  • Tổng lượt truy cập91,995,932
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây