Học tập đạo đức HCM

Trưởng thôn mê làm NTM

Thứ tư - 09/05/2012 23:54
"Muốn dân nghe, dân làm theo mình thì lãnh đạo phải là người tiên phong trong lời nói và việc làm”. Đó là phương châm xây dựng NTM của trưởng thôn Nguyễn Văn Duẩn, thôn Đông Trung, xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), một nhân tố điển hình trong công cuộc XD NTM trên quê hương cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập.

 

Ăn sâu vào máu thịt

Chúng tôi tìm về thôn Đông Trung giữa trưa hè nắng gắt, con đường ngày xưa chi chít ổ gà, ổ trâu nay được bê tông hoá phẳng lì. Lân la mãi cuối cùng chúng tôi cũng tìm đến được ngôi nhà cấp 4 được xây dựng cách đây vài ba thập kỷ của  trưởng thôn Nguyễn Văn Duẩn.

Hỏi ra mới biết trưởng thôn Duẩn mới ở độ tuổi tứ tuần. Anh tâm sự với chúng tôi, nhậm chức trưởng thôn vào đầu năm 2009, quãng thời gian làm trưởng thôn anh gặp không ít khó khăn, trở ngại. Nhất là thời điểm, Trung ương, tỉnh, huyện, xã phát động phong trào XD NTM.

Trưởng thôn Duẩn cho biết: “Ngày ấy, người dân trong thôn chẳng ai hiểu XD NTM là như thế nào, đến trưởng thôn như tôi cũng thấy mơ hồ. Nghĩ bụng, muốn dân hiểu và làm theo thì trước hết người lãnh đạo phải hiểu biết, tiên phong thì dân mới nghe theo. Thế là tôi lên xã, lên huyện tìm tòi các tài liệu liên quan đến XD NTM; tiên phong tham gia các lớp tập huấn về NTM của tỉnh, huyện, dần dần tôi cũng hiểu rõ, XD NTM là xây dựng cuộc sống mới cho chính mình, cho mọi người, cho cả xã hội. Sau một thời gian gắn bó, say sưa với công việc, đến bây giờ với tôi XD NTM như đã ăn sâu vào máu thịt”, anh Duẩn chia sẻ.


Trưởng thôn Duẩn (thứ nhất bên phải) cùng xã viên san lấp mặt bằng, xây dựng
 hạ tầng GTNT

Sau khi “nghiền” và phân tích hết 19 tiêu chí XD NTM, anh bắt đầu tổ chức họp các đoàn thể lại với nhau để bàn phương hướng tuyên truyền đến tận người dân. Anh giao trách nhiệm cho các đoàn thể vận động, tuyên truyền hội viên của đoàn thể mình. Đồng thời, lựa chọn phân chia ra các đối tượng, người lớn tuổi làm chủ chốt để vận động, tuyên truyền, tiên phong đi đầu nắm bắt xử lý mọi khó khăn, vướng mắc như vận động con cháu thực hiện tốt chủ trương, đường lối chính sách đã đề ra một cách hiệu quả nhất.

Khi chính quyền và người dân đồng lòng, anh tiếp tục bắt tay với các Trung tâm giống cây trồng trên địa bàn để về giúp dân xây dựng mô hình SX lúa giống chất lượng cao như PC6, P290; tiếp cận các tiến bộ KHKT vào SX, chăn nuôi... đến mỗi người dân. Kêu gọi các chương trình, dự án đầu tư cho địa phương phát huy lợi thế phát triển chăn nuôi lợn từ manh mún, nhỏ lẻ lên chăn nuôi trang trại, gia trại quy mô từ 30-50 con/hộ. Hiện tại, thôn Đông Trung đã có hơn 30 mô hình/59 hộ dân phát triển chăn nuôi quy mô lớn đúng với chủ trương của tỉnh đề ra, góp phần đưa mức thu nhập của người dân tăng lên từ 2-3 triệu đồng/người/tháng.

Trong suốt mấy năm làm trưởng thôn, anh Duẩn đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trong thôn từ 15,7% (2005) xuống còn 4% (2012); thành lập được 2 tổ hợp nhôm, kính giải quyết công ăn việc làm cho hàng chục lao động có thu nhập từ 4-5 triệu đồng/người/ tháng; huy động người dân hiến đất, đóng góp công sức cùng chính quyền bê tông hoá toàn bộ các trục đường liên thôn với giá trị hàng tỷ đồng...

Đi trước

Điều khiến chúng tôi ấn tượng hơn chính là việc anh đã dám nghĩ dám làm và được người dân hết sức thán phục yêu mến, bởi anh là một trưởng thôn luôn gần dân, thông cảm, động viên chia sẻ với bà con những lúc khó khăn.


Ngoài làm nhiệm vụ trưởng thôn, anh Duẩn còn là điển hình SX kinh doanh giỏi

Ông Nguyễn Thiên Toàn, Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Bình, cho hay: Anh Duẩn là một trưởng thôn trẻ, năng động và rất tâm huyết với Chương trình XD NTM. Đồng thời là một người luôn luôn tiên phong đi đầu trong phát triển kinh tế, xây dựng hạ tầng giao thông, và là một điển hình SX kinh doanh giỏi của huyện. Chúng tôi rất tin tưởng mỗi khi giao phó mọi công việc cho anh”.
Nhớ lại 4 năm về trước, thôn Đông Trung độc canh cây lúa, không có nghề phụ nào, đời sống của người dân cũng vì thế mà nghèo vẫn hoàn nghèo. Sau khi đi XKLĐ từ Malaysia trở về trắng tay, cuối năm 2008 anh Duẩn chạy vạy vay mượn đầu tư chăn nuôi phát triển chăn nuôi lợn, gà. Mỗi lứa lợn anh nuôi từ 40-50 con; khoảng 200-300 con gà, cứ thế bình quân mỗi năm nhà anh xuất chuồng vài ba lứa lợn, gà thu nhập mỗi năm đạt từ 50-100 triệu đồng. Từ mô hình gia đình mình, anh vận động mọi người cùng làm theo, đồng thời ai khó khăn thôn trưởng đứng ra giúp đỡ và chỉ trong một thời gian ngắn cả thôn có hàng chục hộ dân theo anh đầu tư chuồng trại chăn nuôi theo cách làm mới.
Anh Duẩn tâm sự: “Tưởng rằng cứ chăn nuôi như thế là ổn, nhưng khi tiếp cận với tiêu chí môi trường trong bộ tiêu chí NTM và từ thực tế những ảnh hưởng của việc chăn nuôi hộ gia đình đã dẫn đến môi trường sống trong các khu vực dân cư luôn bị ô nhiễm nên tôi lại phải vắt óc suy nghĩ: Muốn mở rộng quy mô SX chăn nuôi thành hàng hóa, trước hết phải thực hiện nghiêm công tác quy hoạch, chuyển đổi đất nông nghiệp lần 2. Từ ý nghĩ đó đó, xác định được những đối tượng tâm huyết với nghề chăn nuôi, tôi đứng ra vận động nông dân thành lập HTX chăn nuôi, đưa chuồng ra đồng”. Mọi người cùng chung lưng đấu cật góp đất, góp tiền và sức lực để phấn đấu mỗi trang trại chăn nuôi từ 300-500con lợn/năm.
Chia sẻ bài học kinh nghiệm trong công cuộc XD NTM ở thôn Đông Trung, trưởng thôn Duẩn nói: “Với tôi để làm NTM thành công đòi hỏi phải có thời gian và có sự đồng thuận từ chính quyền đến mỗi một người dân. Đặc biệt, người đứng đầu địa phương phải là người tâm huyết với NTM. Những địa phương ruộng đất dồi dào thì việc tích tụ ruộng đất sẽ là yếu tố quyết định cho sự nghiệp thành công của Chương trình MTQG về XD NTM".
Anh Bình - Thanh Nga
Báo nông nghiệp Việt Nam
 
 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập633
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm632
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại736,344
  • Tổng lượt truy cập93,114,008
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây