Học tập đạo đức HCM

Cẩn trọng với chim cút rán vàng bị tẩm hóa chất!

Thứ bảy - 08/09/2012 05:36
Nhiều bạn trẻ ngồi ăn cút rán băn khoăn, nghi ngờ về món chim cút rán tẩm ngũ vị… Có người còn thắc mắc đây có phải là chim cút thật không hay là vịt đực giả chim cút bày bán ở Hà Nội thời gian trước.
 
Chợ Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, Hà Nội, là khu chợ đầu mối bán vải, quần áo nên lượng khách đến mua hàng không chỉ ở Hà Nội mà đông đảo các tỉnh thành khác cũng tấp nập về đây bán buôn bán lẻ, nhộn nhịp. Mặt khác, chợ Ninh Hiệp lại cách xa trung tâm TP nên người đến mua hàng phải dành cả ngày để lựa chọn. Chính vì thế, nhu cầu ăn uống cũng theo đó tăng cao, trong đó món chim cút rán gọi là đặc sản Ninh Hiệp được các thực khách rất ưa chuộng.

Mới bước chân đến đầu khu chợ, đã ngửi thấy mùi mỡ rán chim cút thơm ngậy tỏa ra. Nhìn cả dãy hàng phải có đến hàng chục quán chim cút rán.

Tuy nhiên, theo một số người dân, trước đây các chủ quán dùng bột điều tẩm ướp tạo màu nhưng bây giờ không phải nhà nào cũng thế, mà thay vào đó là bột sắt. Chim cút được tẩm ướp sẵn, khách đến người ta mới bắt đầu cho vào rán, khi ăn kèm thêm nước chấm cùng với sung muối nên người ăn khó phát hiện, có chăng là đập vào mắt chiếc chảo dầu đun đi đun lại đen kịt. 

Dưới đáy của chiếc khay đựng những chú chim cút đã tẩm ướp sẵn Theo, T.S Nguyễn Duy Thịnh, giảng viên Viện Công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội) cho biết: “Với chất màu thực phẩm, Bộ Y tế đã quy định rõ, đối với phụ gia được phép sử dụng, trên bao bì bao giờ cũng ghi rõ tên hóa chất, thành phần hóa học, tính năng kỹ thuật và tính chất vật lý, liều lượng, cách dùng… nếu dùng màu để nhuộm, đặc biệt các chất gốc azo thì rất độc, chúng có khả năng giải phóng vòng benzen, có thể gây ung thư, nhẹ thì có thể gây dị ứng. Với trẻ nhỏ việc hấp thụ quá nhiều có thể gây kích thích, hiếu động thái quá hoặc lơ đãng”.chảy ra một lớp nước màu đỏ nhơ nhớp của loại gia vị tạo màu.

Một bà chủ quầy bán quần áo ngay cạnh một quán chim cút rán nói: “Chim cút rán ở đây đa số là khách từ nơi khác đến ăn, bọn tôi ít ăn lắm. Một phần vì ăn nhiều thành chán, phần vì ăn chim cút rán độc hại nên không ăn. Toàn phẩm màu, mà chim thì làm sẵn, ai biết cút chết hay sống, lấy từ đâu về. Giờ ở đâu cũng hàng Trung Quốc nên sợ ung thư lắm”.


Loại bột sắt dùng tạo màu cho thực phẩm.

Chị H chủ một quán chim cút ở chợ Ninh Hiệp cho biết: “Khách ăn đông lắm, mùa hè thì lượng khách giảm nhưng mùa đông thì lại nhiều khách. Nhà tôi trung bình mỗi ngày bán hàng trăm con. Cả chợ  mỗi ngày bán hàng nghìn con ấy chứ. Giá cả rẻ lại thơm ngon dễ ăn nên nhiều người thích. Có nhiều người đến chợ Ninh Hiệp mà chưa ăn cút rán nhà tôi là chưa về được đâu, ăn xong còn mua cả chục con về cho người nhà thưởng thức”.

Nhiều bạn trẻ ngồi ăn cút rán băn khoăn, nghi ngờ về món chim cút rán tẩm ngũ vị… Có người còn thắc mắc đây có phải là chim cút thật không hay là vịt đực giả chim cút bày bán ở Hà Nội thời gian trước. Lấy đâu ra đặc sản mà rẻ thế này. Chị H liền tiếp lời: “Úi giời, có gì mà phải sợ, ai đến đây mà chẳng ăn, người ta ăn mãi có làm sao đâu”.

Chị Đặng Thị Phương từ Hà Tĩnh ra chợ Ninh Hiệp lấy quần áo, vải vóc cho biết: “Một tháng tôi phải ra đây lấy hàng 3 lần, ngày trước tôi nghiện món cút rán lắm, lần nào ra cũng phải ăn, còn mua về quê làm quà. Nhưng thời gian gần đây nghe bảo chim cút rán có tẩm bột sắt tạo màu gây ung thư, dầu mỡ rán thì không có nguồn gốc. Chưa nói đến chim cút không biết xuất xứ từ đâu nên tôi sợ không ăn nữa”. 

Theo đó, PV có tìm hiểu bột sắt và được biết. Bột sắt là một loại tạo màu công nghiệp chứa chất 2,4 diamioazobenzene hydrochloride. Chất này được dùng trong công nghiệp sản xuất polymer, thuốc nhuộm tóc, cao su (chất chống ôxy hóa cao su), mực in… và tuyệt đối cấm sử dụng trong thực phẩm. Thế nhưng hiện nay bột sắt được bán khá phổ biến ở các hàng khô, bột có màu đen, chỉ cần cho tí nước vào bột sẽ chuyển sang màu vàng ruộm. 

Ngày 6-10-2011, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN&PTNT) gửi Sở NN&PTNT các tỉnh, TP công văn về việc tăng cường kiểm soát việc sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm. Văn bản này đề nghị Sở NN&PTNT các tỉnh, TP chỉ đạo các đơn vị chức năng trực thuộc tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong sử dụng hóa chất, phụ gia, chất nhuộm màu thịt gà nói riêng và thực phẩm nông lâm thủy  sản nói chung.

Dù đã tuyên truyền cho các hộ kinh doanh không sử dụng các loại hóa chất không rõ nguồn gốc, không có tên trong danh mục được phép sử dụng để nhuộm màu thực phẩm, song thực tế vẫn còn rất nhiều hộ kinh doanh vì lợi nhuận sẵn sàng dùng bột sắt tạo màu. Do đó, người tiêu dùng cần cảnh giác khi mua các loại thực phẩm này.

Theo, T.S Nguyễn Duy Thịnh, giảng viên Viện Công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội) cho biết: “Với chất màu thực phẩm, Bộ Y tế đã quy định rõ, đối với phụ gia được phép sử dụng, trên bao bì bao giờ cũng ghi rõ tên hóa chất, thành phần hóa học, tính năng kỹ thuật và tính chất vật lý, liều lượng, cách dùng… nếu dùng màu để nhuộm, đặc biệt các chất gốc azo thì rất độc, chúng có khả năng giải phóng vòng benzen, có thể gây ung thư, nhẹ thì có thể gây dị ứng. Với trẻ nhỏ việc hấp thụ quá nhiều có thể gây kích thích, hiếu động thái quá hoặc lơ đãng”.



    Bài và ảnh: Lê Mận
Theo  phapluatxahoi.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập172
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại859,305
  • Tổng lượt truy cập93,236,969
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây