Học tập đạo đức HCM

Mẹo giải rượu đơn giản bằng thực phẩm

Thứ tư - 12/09/2012 04:15
Trong các buổi tiệc liên hoan gặp mặt, họp lớp, tiếp khách…bạn không thể từ chối ly rượu mời của bạn bè, đồng nghiệp, khách hàng. Uống nhiều có thể bạn bị say. Một số mẹo nhỏ đơn giản dưới đây giúp bạn giải rượu hiệu quả.
Nước mía: Uống nước mía tươi ép khi say sẽ đỡ mệt và có tác dụng giải rượu nhanh chóng nhất.




Ảnh minh họa

Nước mía có tác dụng giải rượu nhanh chóng nhất.
Nước bưởi: Ăn bưởi hoặc uống nước bưởi ép cũng có tác dụng làm tỉnh rượu và làm giải ngộ độc rượu.

Củ gừng: Thái một củ gừng tươi khoảng 60gam thành từng lát mỏng, sắc nước uống. Vị gừng nóng có tác dụng chống say rượu, vì gừng làm cho các mạch máu lưu thông tốt hơn, từ đó hóa giải nhanh chất cồn trong cơ thể. Có thể cho thêm vào nước gừng nóng một thìa nhỏ mật ong để hấp thụ và giúp giải say rượu nhanh hơn.

Quả đu đủ: Nhai lá đu đủ non để nuốt lấy nước và bỏ phần bã, rất công hiệu khi say rượu.

Quả lựu: Nước từ lựu giã nhuyễn hoặc ăn sống, đều có tác dụng giảm say tương tự.




Ảnh minh họa
Cà chua cũng giải ngộ độc và say rượu

Cà chua: Cà chua cũng giải ngộ độc và say rượu. Uống rượu say bị nôn không chỉ gây mệt mỏi mà còn làm cho cơ thể mất đi một lượng lớn các chất nguyên tố cali, canxi, natri.... Cách đơn giản, dễ làm nhất là uống một cốc nước ép cà chua chín, sẽ kịp thời bổ sung cho cơ thể các nguyên tố nói trên.

Củ cải: Lấy củ cải còn sống giã nhuyễn, vắt lấy nước để uống chung với chút đường đỏ sẽ bớt say, nếu uống trong nhiều lần.

Rau cần: Giã nhuyễn rau cần tươi để lọc lấy nước uống.

Ăn trái cây: Lê, cam, quít, bưởi, dưa hấu, dâu... đều có công hiệu làm giảm nồng độ cồn trong máu, giúp giải rượu. 

Trái cây khô: Nấu trái cây khô với nước và đường để uống sẽ giúp "cất" được cơn say.

Trứng: Ăn 2 lòng trắng trứng gà còn tươi hoặc ăn một trứng vịt muối chung với giấm, giúp giảm bớt lượng rượu đã uống. Cách này còn giúp đề phòng hiện tượng bỏng niêm mạc dạ dày có nguy cơ xảy ra, rất hiệu nghiệm.

Trà xanh: Uống từng hớp trà nhỏ trong nhiều lần làm tỉnh cơn say. Đó là nhờ thành phần Tanin của trà đã khử chất độc của cồn cấp tính.

Ảnh minh họa

Tanin có trong trà có tác dụng khử độc của cồn.
Cà phê đặc: Người say rượu, bia thường ngủ mê mệt. Lấy nước sôi pha một cốc cà phê đặc cho uống, một lúc sau sẽ tỉnh rượu.

Cháo loãng: Một chén cháo nấu loãng hoặc chỉ uống lấy phần nước cơm từ cháo cũng là cách hay để giảm cơn say  vì chất cồn trong rượu gặp nước cháo loãng sẽ bị ngưng tụ lại, giúp cơ thể không hấp thụ chất cồn nữa.

Đỗ đen: Nên uống nước sắc đỗ đen để giải rượu ngay. Uống liên tục từng chén nước đỗ sẽ giải ngộ độc rượu rất nhanh.


Ảnh minh họa

Giã nhuyễn đỗ xanh hòa vào nước uống hoặc nấu nhừ ăn cả nước lẫn cái để giải rượu rất tốt.


Đỗ xanh: Rửa sạch đậu xanh bằng nước sôi, giã nhuyễn để hòa chung với nước sôi và lọc lấy nước uống. Hoặc nấu nhừ đậu xanh và cam thảo để ăn cả nước lẫn cái.

Rau muống: Uống nước ép rau muống cũng chữa được ngộ độc rượu. Rửa sạch 500g rau muống tươi (loại rau sạch) giã nát, vắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày sẽ giải được ngộ độc và khỏi say rượu.

Ngó sen: Có thể giã nhuyễn ngó sen tươi, lọc lấy nước để uống. Hoặc cắt nhỏ ngó sen tươi, trộn chung với đường và giấm để ăn cũng rất tốt.

Khoai lang: Trộn đường chung với khoai lang tươi giã nhuyễn để ăn khi bị say.

Nước: Đây không phải là lời khuyên mang tính đột phá, nhưng nó phải là ưu tiên hàng đầu. Rượu khiến bạn đi tiểu nhiều. Điều đó có thể dẫn đến mất nước, từ đó gây chóng mặt và choáng váng.Tuy nhiên, để hạn chế và tránh say rượu bạn nên lưu ý: Các loại rượu có chất hơi như bia, champagne, rượu mạnh pha chung với soda hoặc các loại nước ngọt có hơi khác, vì chúng thường làm cho bạn dễ say hơn so với những loại rượu không có hơi. Những bọt hơi trong rượu có tác dụng thúc đẩy sự thẩm thấu của rượu vào máu làm bạn dễ "xỉn" hơn.  Không uống đồng thời rượu và bia cùng lúc cũng như không hút thuốc lá khi uống rượu.

Phạm Minh
 
 
 

Nước mía: Uống nước mía tươi ép khi say sẽ đỡ mệt và có tác dụng giải rượu nhanh chóng nhất.




Ảnh minh họa

Nước mía có tác dụng giải rượu nhanh chóng nhất.
Nước bưởi: Ăn bưởi hoặc uống nước bưởi ép cũng có tác dụng làm tỉnh rượu và làm giải ngộ độc rượu.

Củ gừng: Thái một củ gừng tươi khoảng 60gam thành từng lát mỏng, sắc nước uống. Vị gừng nóng có tác dụng chống say rượu, vì gừng làm cho các mạch máu lưu thông tốt hơn, từ đó hóa giải nhanh chất cồn trong cơ thể. Có thể cho thêm vào nước gừng nóng một thìa nhỏ mật ong để hấp thụ và giúp giải say rượu nhanh hơn.

Quả đu đủ: Nhai lá đu đủ non để nuốt lấy nước và bỏ phần bã, rất công hiệu khi say rượu.

Quả lựu: Nước từ lựu giã nhuyễn hoặc ăn sống, đều có tác dụng giảm say tương tự.




Ảnh minh họa
Cà chua cũng giải ngộ độc và say rượu

Cà chua: Cà chua cũng giải ngộ độc và say rượu. Uống rượu say bị nôn không chỉ gây mệt mỏi mà còn làm cho cơ thể mất đi một lượng lớn các chất nguyên tố cali, canxi, natri.... Cách đơn giản, dễ làm nhất là uống một cốc nước ép cà chua chín, sẽ kịp thời bổ sung cho cơ thể các nguyên tố nói trên.

Củ cải: Lấy củ cải còn sống giã nhuyễn, vắt lấy nước để uống chung với chút đường đỏ sẽ bớt say, nếu uống trong nhiều lần.

Rau cần: Giã nhuyễn rau cần tươi để lọc lấy nước uống.

Ăn trái cây: Lê, cam, quít, bưởi, dưa hấu, dâu... đều có công hiệu làm giảm nồng độ cồn trong máu, giúp giải rượu. 

Trái cây khô: Nấu trái cây khô với nước và đường để uống sẽ giúp "cất" được cơn say.

Trứng: Ăn 2 lòng trắng trứng gà còn tươi hoặc ăn một trứng vịt muối chung với giấm, giúp giảm bớt lượng rượu đã uống. Cách này còn giúp đề phòng hiện tượng bỏng niêm mạc dạ dày có nguy cơ xảy ra, rất hiệu nghiệm.

Trà xanh: Uống từng hớp trà nhỏ trong nhiều lần làm tỉnh cơn say. Đó là nhờ thành phần Tanin của trà đã khử chất độc của cồn cấp tính.

Ảnh minh họa

Tanin có trong trà có tác dụng khử độc của cồn.
Cà phê đặc: Người say rượu, bia thường ngủ mê mệt. Lấy nước sôi pha một cốc cà phê đặc cho uống, một lúc sau sẽ tỉnh rượu.

Cháo loãng: Một chén cháo nấu loãng hoặc chỉ uống lấy phần nước cơm từ cháo cũng là cách hay để giảm cơn say  vì chất cồn trong rượu gặp nước cháo loãng sẽ bị ngưng tụ lại, giúp cơ thể không hấp thụ chất cồn nữa.

Đỗ đen: Nên uống nước sắc đỗ đen để giải rượu ngay. Uống liên tục từng chén nước đỗ sẽ giải ngộ độc rượu rất nhanh.


Ảnh minh họa

Giã nhuyễn đỗ xanh hòa vào nước uống hoặc nấu nhừ ăn cả nước lẫn cái để giải rượu rất tốt.


Đỗ xanh: Rửa sạch đậu xanh bằng nước sôi, giã nhuyễn để hòa chung với nước sôi và lọc lấy nước uống. Hoặc nấu nhừ đậu xanh và cam thảo để ăn cả nước lẫn cái.

Rau muống: Uống nước ép rau muống cũng chữa được ngộ độc rượu. Rửa sạch 500g rau muống tươi (loại rau sạch) giã nát, vắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày sẽ giải được ngộ độc và khỏi say rượu.

Ngó sen: Có thể giã nhuyễn ngó sen tươi, lọc lấy nước để uống. Hoặc cắt nhỏ ngó sen tươi, trộn chung với đường và giấm để ăn cũng rất tốt.

Khoai lang: Trộn đường chung với khoai lang tươi giã nhuyễn để ăn khi bị say.

Nước: Đây không phải là lời khuyên mang tính đột phá, nhưng nó phải là ưu tiên hàng đầu. Rượu khiến bạn đi tiểu nhiều. Điều đó có thể dẫn đến mất nước, từ đó gây chóng mặt và choáng váng.Tuy nhiên, để hạn chế và tránh say rượu bạn nên lưu ý: Các loại rượu có chất hơi như bia, champagne, rượu mạnh pha chung với soda hoặc các loại nước ngọt có hơi khác, vì chúng thường làm cho bạn dễ say hơn so với những loại rượu không có hơi. Những bọt hơi trong rượu có tác dụng thúc đẩy sự thẩm thấu của rượu vào máu làm bạn dễ "xỉn" hơn.  Không uống đồng thời rượu và bia cùng lúc cũng như không hút thuốc lá khi uống rượu.

Phạm Minh
vnmedia.vn

 
 
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập249
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại858,746
  • Tổng lượt truy cập93,236,410
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây