Học tập đạo đức HCM

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị cúm A/H7N9

Thứ tư - 10/04/2013 22:25
(Chinhphu.vn) - Chiều 10/4, Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng lây nhiễm cúm A/H7N9 ở người.
Bộ Y tế cũng cho biết hiện chưa có vaccine đặc hiệu với vi rút cúm A/H7N9 dùng cho người. Để phòng lây nhiễm vi rút cúm A/H7N9, người dân cũng như các cơ sở khám chữa bệnh y tế và tư nhân cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn nghiêm ngặt.

 

Chẩn đoán ca bệnh cúm A/H7N9

Vi rút cúm A/H7N9 là một chủng mới, có nguồn gốc gen từ vi rút cúm gia cầm và một số loài chim, có khả năng lây nhiễm cho người dẫn đến viêm phổi nặng tiến triển nhanh, tỷ lệ tử vong cao. Theo Bộ Y tế, đường lây truyền của vi rút cúm A/H7N9 hiện tại chưa được hiểu rõ và chưa có bằng chứng về sự lây truyền từ người sang người.

Ca bệnh nghi ngờ bị cúm A/H7N9 là những ca bệnh có dịch tễ tiếp xúc với cúm A/H7N9 trong vòng 2 tuần, tiếp xúc gần với gia cầm và một số loài chim bị bệnh, tiếp xúc gần với người bệnh nghi ngờ có thể hoặc đã xác định mắc cúm A/H7N9; Người bệnh có biểu hiện nhiễm trùng đường hô hấp cấp bao gồm: ho, sốt, khó thở, có tổn thương nhu mô phổi (viêm phổi hoặc hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS) tiến triển nhanh dựa trên lâm sàng hoặc hình ảnh X-Quang); Không tìm được bằng chứng nhiễm trùng do các căn nguyên khác gây viêm phổi.

Ca bệnh xác định là ca bệnh nghi ngờ có biểu hiện lâm sàng như đã nêu ở trên và được khẳng định bằng xét nghiệm PCR/giải trình tự gien, phân lập vi rút cúm A/H7N9. Bệnh phẩm sử dụng để chẩn đoán là dịch đường hô hấp, đờm, dịch nội khí quản, dịch phế nang, mô bệnh được bảo quản trong môi trường vận chuyển vi rút.

Bệnh cảnh lâm sàng do vi rút cúm A/H7N9 gây ra chủ yếu là hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển với tỷ lệ tử vong cao, do đó, Bộ Y tế khuyến cáo, trong chẩn đoán cúm A/H7N9, cần phân biệt với các trường hợp cúm nặng khác (cúm A/H1N1 hoặc A/H5N1…); viêm phổi do các vi rút khác; bệnh tay chân miệng có biến chứng suy hô hấp; viêm phổi nặng do vi khuẩn.

Đối với các trường hợp đầu tiên nghi nhiễm vi rút cúm A/H7N9, Bộ Y tế lưu ý các đơn vị cần lưu mẫu và chuyển mẫu đến các cơ sở xét nghiệm được Bộ Y tế cho phép khẳng định

Điều trị bệnh nhân bị cúm A/H7N9 như thế nào?

Đối với các ca bệnh nghi ngờ nhiễm cúm A/H7N9 đều phải được khám tại bệnh viện, cách ly và được làm xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán xác định bệnh. Đối với các ca bệnh xác định là bị nhiễm cúm A/H7N9 thì cần nhập viện điều trị và cách ly hoàn toàn.

Nguyên tắc điều trị là sử dụng thuốc kháng vi rút Oseltamivir hoặc Zanamivir càng sớm càng tốt. Hồi sức hô hấp là cơ bản. Nếu có suy đa tạng thì tiến hành điều trị đảm bảo khối lượng tuần hoàn, cân bằng dịch, duy trì huyết áp và lọc máu khi có chỉ định.

Người bệnh chỉ được xuất viện khi đã hết sốt từ 3-5 ngày, toàn trạng tốt. Mạch, huyết áp, nhịp thở, các xét nghiệm máu trở về bình thường, X-quang phổi cải thiện.

Sau khi xuất viện, người bệnh phải tự theo dõi nhiệt độ 12 giờ/lần, nếu nhiệt độ cao hơn 38 độ C ở hai lần đo liên tiếp hoặc có dấu hiệu bất thường khác, phải đến khám lại ngay tại nơi đã điều trị.

Phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn nghiêm ngặt

Để phòng lây nhiễm vi rút cúm A/H7N9, Bộ Y tế yêu cầu người dân cũng như các cơ sở khám chữa bệnh y tế và tư nhân cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn nghiêm ngặt. Khi phát hiện người bệnh nghi ngờ bị mắc cúm A/H7N9 phải khám và cách ly kịp thời.

Tại các cơ sở y tế, Bộ Y tế yêu cầu phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa dựa trên đường lây truyền

Thực hiện khai báo, thông tin báo các ca bệnh theo hướng dẫn chế độ báo cáo các ca bệnh truyền nhiễm.

Các biện pháp phòng bệnh chung là vệ sinh cá nhân, rửa tay, nhỏ mũi, súc miệng-họng bằng các thuốc sát khuẩn.

Minh Anh-Thúy Hà
theo chinhphu.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập77
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại277,525
  • Tổng lượt truy cập92,655,189
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây